Doanh nghiệp niêm yết trông cậy gì vào các hiệp định thương mại năm 2018?

Việc ký kết các hiệp định thương mại đặc biệt là CTPP sẽ tạo ra cú hích lớn đối với thị trường xuất khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp được hưởng lợi, sẽ có cơ hội tăng trưởng kinh doanh đột phá nhờ vào các chính sách ưu đãi về thuế, thương mại.

doanh nghiep niem yet trong cay gi vao cac hiep dinh thuong mai nam 2018 Nhiều hiệp định thương mại tự do có hiệu lực trong năm 2018
doanh nghiep niem yet trong cay gi vao cac hiep dinh thuong mai nam 2018 704 dòng thuế NK từ Hàn Quốc về 0% từ 2018

Một số hiệp định thương mại nổi bật

Tính đến nay Việt Nam đã là thành viên của hơn 10 Hiệp định FTA có tính chất toàn cầu và khu vực. Đầu năm 2018, Việt Nam cùng các nước kết thúc đàm phán Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và dự kiến ký kết vào tháng 3/2018.

doanh nghiep niem yet trong cay gi vao cac hiep dinh thuong mai nam 2018

Dưới đây là các hiệp định thương mại tiêu biểu:

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các Hiệp định FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế được chính thức ký kết trong năm 2015.

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU). Hiệp định được ký kết vào cuối tháng 5/2015, giúp mặt hàng Thủy sản của Việt Nam có nhiều cơ hội tăng cường xuất khẩu vào 5 quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Ký kết vào tháng 12/2015, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định FTA đã được ký kết cho tới nay.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Dự kiến sẽ tiếp tục toàn bộ các kết quả đàm phán vào tháng 3 tới đây. Với phiên bản TPP không có Mỹ này, Việt Nam mất đi nhiều lợi ích kỳ vọng trước đó, do Việt Nam và Mỹ chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong khi đó, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại đa phương và song phương với hầu hết các quốc gia thành viên của CPTPP.

doanh nghiep niem yet trong cay gi vao cac hiep dinh thuong mai nam 2018

Các doanh nghiệp hưởng lợi từ các hiệp định thương mại ra sao?

Doanh nghiệp ngành dệt may

Thị trường Australia là nơi mà dệt may hy vọng nhiều, bởi xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mới dừng ở 200 triệu USD/năm.

Xét về tổng thể, toàn ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong ngắn hạn và trung hạn do các quốc gia lân cận với chi phí nhân công cạnh tranh chưa thể sản xuất ngay các sản phẩm may mặc với mức độ chi tiết và phức tạp cao và thay thế hoàn toàn Việt Nam.

Nếu CTPP có hiệu lực, sẽ tiếp tục mở rộng các cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp dệt may như May Thành Công (TCM), May Sài Gòn (GMC), Thương mại (TNG)... từ đó mở ra các cơ hội tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp.

doanh nghiep niem yet trong cay gi vao cac hiep dinh thuong mai nam 2018 CPTPP có tạo nên trang sử mới cho TCM và doanh nghiệp dệt may?

Doanh nghiệp ngành thủy sản

Ngành thủy sản cũng khả quan hơn khi các nước CPTPP hàng năm nhập khẩu gần 2 tỷ USD hàng thủy sản. Trong đó, Mexico đã trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn của Việt Nam từ năm 2017, với kim ngạch đạt gần 15 triệu USD, tăng 66% so với năm 2016.

Tuy nhiên, khó khăn nhất là ngành thủy sản sẽ trở về vạch xuất phát ban đầu, tức là tiếp tục phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ rất khó cạnh trạnh bởi phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt từ một thị trường thay vì là của các nước thành viên trong CPTPP.

Được biết, Mỹ rút khỏi TPP nhưng hiện quốc gia này vẫn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khoảng 20% thị phần.

Trong các doanh nghiệp thủy sản niêm yết, thì ba doanh nghiệp là Vĩnh Hoàn (VHC), Thực phẩm Sao Ta (FMC) và Đầu Tư & Phát Triển Đa Quốc Gia (IDI) có nguồn thu chủ yếu đến từ thị trường Mỹ. Điều này sẽ tạo ra sức ép không nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp khi cạnh tranh với các đối thủ.

Doanh nghiệp Khu công nghiệp

Xu hướng dịch chuyển nguồn vốn FDI để đón đầu các hiệp định thương mại từ các nước trong khu vực vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tiếp diễn trong thời gian tới. Các khu công nghiệp nằm ở gần cảng, sân bay, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách ưu đãi sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài .

Hiện có các doanh nghiệp khu công nghiệp đang niêm yết như Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC), Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA), Công ty Cổ phần Long Hậu (LHG), Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (SZL), Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2 (D2D).

Một khi hiệp định CTPP ký kết được kỳ vọng thu hút nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực như dệt may, thủy sản, gỗ, linh kiện điện tử,…; sẽ làm gia tăng nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp. Cơ hội tăng trưởng đến với các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất đủ lớn để có thể tiếp tục mở rộng cho thuê, có vị trí thuận lợi như gần sân bay, cảng biển, nguồn nguyên liệu… và có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Doanh nghiệp ngành cảng biển, logistic

Đây là ngành sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao giữa khu vực Châu Á và Bắc Mỹ khi CTPP được thông qua. Theo dự báo của BMI, hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 8-9% và nhu cầu có thể vượt cung vào năm 2018 tại các cảng ở khu vực phía bắc.

Theo đó, các doanh nghiệp niêm yết như Container Việt Nam , Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCT), Cảng Cát Lái (CLL)… có cơ hội khai thác tối đa công suất các bến cảng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.

Doanh nghiệp ngành gỗ

Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ đứng đầu ASEAN. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu…

doanh nghiep niem yet trong cay gi vao cac hiep dinh thuong mai nam 2018

Cũng giống như các doanh nghiệp dệt may, thách thức lớn đối với doanh nghiệp gỗ là nguồn nguyên liệu khi hơn 80% nguyên liệu đều đang phải nhập khẩu. Trong khi đó, yêu cầu để được ưu đãi về thuế là tỷ lệ nội địa hóa phải đáp ứng từ 55% tổng giá trị trở lên, doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ nước ngoài.

Trong các doanh nghiệp gỗ niêm yết, Công ty Chế biến Gỗ Đức Thành (GDT) sử dụng hoàn toàn nguồn nguyên liệu trong nước, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm hơn 60% doanh thu xuất khẩu.

Công ty Gỗ Trường Thành (TTF) có 75% nguồn nguyên liệu đến từ trong nước, thị trường Mỹ chiếm 50% doanh thu xuất khẩu trong khi thị trường Nhật chiếm 10%.

Hiệp định thương mại: Không chỉ có "màu hồng"

Doanh nghiệp mía đường dè dặt kế hoạch kinh doanh 2018

Việc tham gia CTPP cũng như các hiệp định thương mại khác sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bõ các hạn ngạch nhập khẩu. Ngành mía đường dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới.

Đặc biệt trong các nước tham gia CTTPP có Úc – nước xuất khẩu mía đường lớn thứ ba thế giới với chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so Việt Nam và các nước trong CTPP.

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ năm 2018. Việt Nam buộc phải xoá bỏ hạn ngạch thuế quan nội khối đối với sản phẩm đường, đồng thời, giảm thuế suất nhập khẩu xuống chỉ còn 5%.

Theo đó, nhiều nhà máy sản xuất mía đường trong nước, nhất là các nhà máy có công suất nhỏ, sẽ có nguy cơ "đắp chiếu" do không thể cạnh tranh nổi.

doanh nghiep niem yet trong cay gi vao cac hiep dinh thuong mai nam 2018

Những khó khăn sắp phải đương đầu cũng khiến nhiều doanh nghiệp mía đường thận trọng đưa ra kế hoạch “khiêm tốn” cho niên vụ mới 2017-2018. Đường Kon Tum (KTS) kế hoạch doanh thu 1.573 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với niên độ trước; nhưng lợi nhuận sau thuế (LNST) chỉ 27,6 tỷ đồng, giảm 35%.

Mía đường Sơn La (SLS) đặt kế hoạch lãi niên độ 2017-2018 giảm 46%. Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) cũng không ngoại lệ khi trong báo cáo thường niên mới nhất, Công ty đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất cho mùa vụ mới 9.900 tỷ đồng, giảm 7% so với năm trước.

"Chìa khóa" ứng phó của ngành dược xuất phát từ nền tảng

Theo các chuyên gia, việc tham gia các hiệp định thương mại sẽ làm tăng doanh số nhập khẩu thuốc của Việt Nam. Thuế suất nhập khẩu sẽ giảm từ mức trung bình hiện nay khoảng 2,5% về 0%, làm tăng cạnh tranh thị trường dược phẩm.

Đồng thời, hiệp định CTPP kéo dài thời gian bảo hộ đối với thuốc bản quyền, từ đó hạn chế khả năng tiếp cận và sản xuất các loại thuốc mới của doanh nghiệp nội.

Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp dược niêm yết là những doanh nghiệp có nền tảng kinh doanh tốt như dược Hậu Giang (DHG), Traphaco (TRA), Domesco (DMC)… Bên cạnh việc quản trị kinh doanh bài bản, dây chuyền sản xuất tiên tiến và hệ thống phân phối thuốc rộng khắp cả nước, các doanh nghiệp này còn có thương hiệu lâu đời. Do đó, ảnh hưởng từ các hiệp định thượng mại là không đáng kể.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-niem-yet-trong-cay-gi-vao-cac-hiep-dinh-thuong-mai-nam-2018-45325.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/