Điều hành lãi suất của Fed: 10 năm nhìn lại

Theo kế hoạch, vào ngày mai, 18 12, cuộc họp kéo dài hai ngày bàn về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu. Thị trường dự báo nhiều khả năng cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng trong năm 2018, bất chấp nền kinh tế nước này đang phát đi những tín hiệu kém khởi sắc.

dieu hanh lai suat cua fed 10 nam nhin lai Giới chuyên gia: Khả năng Fed tăng lãi suất chậm lại trong 2019
dieu hanh lai suat cua fed 10 nam nhin lai Trump nói Fed không nên tăng lãi suất, tiếp tục chỉ trích chính sách của Chủ tịch Powell

Fed đã liên tục tăng lãi suất trong khoảng 3 năm trở lại đây, lần gần nhất là vào cuối tháng 9 năm nay và kéo dài đến hiện tại. Lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng Mỹ đang ở mức 2-2,25%. Với lần này, thị trường dự đoán lãi suất của Fed tiếp tục tăng 25 điểm cơ bản và rất có thể sẽ đạt tới 3% vào năm tới.

dieu hanh lai suat cua fed 10 nam nhin lai
Trụ sở của Fed

Cách thức điều hành này là hoàn toàn khác so với cách đây 10 năm, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang dữ dội quét qua nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dấu ấn đáng chú ý là việc Fed giảm lãi suất chính sách xuống gần 0% vào ngày 16/12/2008, nhằm chống lại cuộc khủng hoảng toàn diện này, đánh dấu thời kỳ mà như Chủ tịch Fed đương nhiệm khi đó, ông Ben Bernanke, gọi là “hồi kết của cách thức điều hành cũ”.

Cho đến tận bây giờ, sau một thập kỷ, tác động và hiệu ứng của động thái chính sách đó vẫn chưa thực sự được đánh giá một cách rõ ràng. Nhưng Fed thì đã thay đổi.

Quyết định đưa lãi suất về 0% đã dẫn tới những chuyển biến lớn trong điều hành của Fed, từ việc xây dựng bảng cân đối lớn của nền kinh tế cho đến chọn mục tiêu lạm phát rõ ràng ở mức 2% và tổ chức định kỳ các cuộc họp báo sau phiên họp của Fed.

Theo kế hoạch, vào ngày mai, 18/12, cuộc họp kéo dài hai ngày bàn về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu. Thị trường dự báo nhiều khả năng cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng trong năm 2018, bất chấp nền kinh tế nước này đang phát đi những tín hiệu kém khởi sắc.

ZIRP trong điều hành của Fed

ZIRP là viết tắt của cụm từ “zero interest rate policy” (chính sách lãi suất bằng không), và trở thành một trong những từ viết tắt phổ biến nhất được sử dụng để mô tả giai đoạn 7 năm khi lãi suất cho vay qua đêm chuẩn của Fed được đặt trong khoảng từ 0 đến 0,25%. Các nhà hoạch định chính sách gọi nó là “giới hạn thấp 0%”.

Fed không phải ngân hàng trung ương đầu tiên sử dụng phản ứng chính sách mạnh mẽ như vậy trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã chấp nhận sử dụng công cụ ZIRP trong những năm 1990 để đối phó với sự sụp đổ của thị trường bất động sản nước này, để rồi “kích hoạt” một thập kỷ trì trệ kinh tế.

dieu hanh lai suat cua fed 10 nam nhin lai

Lãi suất qua đêm và lạm phát (PCI) của Nhật: Lãi suất qua đêm xuống gần 0% từ những năm 1990 và tiếp tục duy trì đến nay.

Tại sao phải chấp nhận ZIRP? Do ngân hàng trung ương không còn cách nào khác. Từ tháng 7/2007 đến mùa Thu năm 2008, Fed đã cắt giảm mạnh lãi suất chính sách từ 5,25% xuống còn 1%.

Nền kinh tế Mỹ yếu đến mức nhiều mô hình được chạy chỉ ra mức lãi suất phù hợp cho Fed sẽ là âm - tạo hiệu ứng thúc đẩy người dân tăng chi tiêu. Mặc dù về mặt lý thuyết kịch bản trên là hoàn toàn có thể xảy ra và trên thực tế sau đó đã được một số ngân hàng trung ương khác áp dụng, lãi suất âm không được sử dụng tại Mỹ.

Thay vào đó, Fed đã đẩy lãi suất chính sách nhanh chóng về mức giữa 0 và 0,25%. Trên hiệu lực thực tế, đó là lãi suất bằng không, nhưng điều đáng chú ý hơn cả là nó cho thấy Fed sẵn sàng đi đến tận cùng giải pháp chính sách.

dieu hanh lai suat cua fed 10 nam nhin lai

Fed giảm lãi suất đồng thời thất nghiệp tăng lên và lạm phát thấp xuống

Hiệu quả đến đâu?

Không khó để các quan chức của Fed biết rằng cuộc khủng hoảng đang lan rộng cần nhiều hơn là giải pháp giảm lãi suất chính sách.

“Tôi thấy một vài lợi ích của việc điều chỉnh dần từng bước”, Chủ tịch Fed San Francisco khi đó là bà Janet Yellen nói. Tuyên bố cắt giảm lãi suất cũng cho biết Fed “muốn sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững quay trở lại”.

Nó đã mở đường cho những gì diễn ra sau đó, bao gồm hàng nghìn tỷ USD mua tài sản nhằm vực dậy thị trường tài chính và duy trì lãi suất dài hạn thấp để cứu thị trường nhà đấy và cầm cố đang gặp khó khăn.

Mặc dù Fed không thể cắt giảm lãi suất mục tiêu của mình thêm nữa khi “giới hạn thấp 0%” đã đạt được, các công cụ được Fed sử dụng khi đó vẫn định hình thị trường tài chính ngày nay.

dieu hanh lai suat cua fed 10 nam nhin lai

Hàng nghìn tỷ USD giá trị tài sản được mua với mục đích vực dậy nền kinh tế

Dưới tác động của các điều chỉnh chính sách nêu trên, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã ở mức thấp nhất trong gần 50 năm. Lạm phát lơ lửng xung quanh mục tiêu của Fed. Một thập kỷ tăng trưởng kinh tế và cũng là giai đoạn phát triển dài nhất sẽ được ghi nhận vào năm tới.

Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề trong cách điều hành của Fed. Ngân hàng Trung ương đã phải mất 7 năm duy trì chinh sách giới hạn thấp 0% và lãi suất thấp bất thường. Khi đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể đã quen với chính sách “đồng tiền rẻ”, và với lãi suất như vậy thì việc sẵn sàng mua nhà và đầu tư có thể khiến họ phá sản nhanh hơn thời quá khứ lãi suất tăng.

Các tập đoàn khi đó đã nhồi nhét nợ giá rẻ, điều có thể đặt nền móng cho cuộc khủng hoảng tiếp theo.

dieu hanh lai suat cua fed 10 nam nhin lai

Nợ xấu có xu hướng gia tăng theo đánh giá của Fed

Liệu lịch sử có lặp lại?

Fed đã tăng lãi suất trong suốt ba năm vừa qua, nhưng không kỳ vọng sẽ tăng cao hơn mức 3%. Mức lãi suất mục tiêu 5% và cao hơn là rất bình thường trong quá khứ, nhưng giờ đây rất ít quan chức Fed muốn trở lại với giai đoạn đó.

Với thừa nhận rộng rãi rằng lãi suất sẽ vẫn duy trì ở mức thấp hơn trước đây, các nhà hoạch định chính sách hoàn toàn có thể lại giảm lãi suất xuống 0% trong các cuộc suy thoái tới. Ngược lại, họ cũng sẵn sàng sử dụng các công cụ như mua bán tài sản và khám phá các chiến lược khác nữa, chẳng hạn như đặt ra các mức lạm phát mục tiêu cao hơn, điều có thể khiến lãi suất tăng gần với mức trước đây.

Thời đại của ZIRP, nói cách khác, có thể chỉ mới bắt đầu.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/dieu-hanh-lai-suat-cua-fed-10-nam-nhin-lai-114040.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/