Cổ phiếu tâm điểm 4/7: MSN, DCM, CSC

Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: MSN (Tập đoàn Masan), DCM (Phân bón Dầu khí Cà Mau), CSC (Tập đoàn COTANA).

CSC - Nến hammer báo hiệu đảo chiều 

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Mẫu nến Tweezer Bottom trên đồ thị tuần báo hiệu đảo chiều và xác nhận ngưỡng hỗ trợ 50.000 đồng/cp.

- Xu hướng giảm 3 tháng gần nhất hình thành mẫu hình Falling Wedge. Trong đó, lực cầu chủ động thúc đẩy thanh khoản cổ phiếu phiếu tăng nhẹ trong nửa sau của tháng 6.

- Nến Hammer phiên 1/7 dự báo đà tăng có thể sớm xuất hiện. Trong trường hợp này, một breakout kích hoạt mẫu hình giá đang được kỳ vọng.

- Tín hiệu chỉ báo với các phân kỳ giai đoạn này đang ủng hộ cho kịch bản ngắt nhịp đà giảm của xu hướng ngắn hạn.

- Nếu bứt phá thành công, CSC được kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự gần tại múc giá 67.000 đồng/cp, tương ứng khả năng kiểm định lại vùng đỉnh tháng 5 và ngưỡng kháng cự động EMA 60 phiên.  

Phân tích:

Xu hướng ngắn và trung hạn của CSC vẫn đang được đánh giá là tiêu cực tuy nhiên tầm nhìn cho biến động ngắn hạn kế tiếp của cổ phiếu này nhiều khả năng sẽ là pha phục hồi kỹ thuật trên cơ sở xung lực giảm đã được tiết chế và sự hiện diện của mẫu hình đảo chiều Falling Wedge.

Nến giao dịch phiên 1/7 có dạng bullish hammer kèm thanh khoản tích cực báo hiệu cầu giá thấp đang được tái kích hoạt. Với tín hiệu này, CSC có thể sẽ sớm tăng trở lại, ngắt nhịp chuỗi 4 phiên giảm nhẹ liên tiếp và đồng thời kích hoạt tín hiệu mua theo mẫu hình giá. Theo đó, nhà đầu tư được khuyến nghị mua cổ phiếu CSC cho kỳ vọng đón đầu pha tăng giá mới. 

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu CSC. (Nguồn: FTS).

MSN - Tích cực

CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Phân tích:

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)  vừa báo cáo lần đầu MSN với khuyến nghị mua và giá mục tiêu là 165.900 đồng/cp, cao hơn 45,5% so với giá đóng cửa ngày 29/6.

Trong năm 2022, KBSV dự phóng doanh thu thuần MSN đạt 88.274 tỷ đồng giảm nhẹ 0,4% so với kết quả thực hiện năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 6.107 tỷ đồng, giảm 40%, do loại trừ mảng MNS Feed. Năm 2023, mức doanh thu thuần đạt 97.425 tỷ đồng, tăng 10,4% và lãi sau thuế ở mức 7.755 tỷ đồng, tăng 27%.

DCM - Giá Urê tăng cao hơn so với giá khí đầu vào giúp cải thiện biên lợi nhuận 

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Phân tích:

Giá urê thế giới đã xuất hiện dấu hiệu hạ nhiệt kể từ tháng 4/2022 do nhu cầu ở các khu vực trên thế giới thấp và nguồn cung gia tăng khi Nga đẩy mạnh xuất khẩu. FPTS dự báo giá Urê trong nửa cuối năm 2022 sẽ duy trì ở mức thấp hơn so với nửa đầu năm, trung bình đạt 525 USD/tấn. Tuy nhiên, mức dự phóng này vẫn cao 8,2% so với năm 2021 và hơn 128% so với trung bình giai đoạn 2016 - 2020.

Nhóm phân tích cho rằng giá urê tại Việt Nam sẽ diễn biến tương đồng với giá urê thế giới. Đối với DCM, FPTS dự phóng giá urê năm 2022 đạt 13.500 đồng/kg, tăng 53,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, giá khí đầu vào năm 2022 được ước tính tăng 43,5% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mức tăng giá urê đầu ra, giúp biên lợi nhuận gộp của DCM năm 2022 dự kiến tăng 3 điểm phần trăm so với cùng kỳ, lên 31,9% 

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/co-phieu-tam-diem-47-msn-dcm-csc-20227223113583.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/