Chính phủ Việt Nam làm gì để không bị kiện?

Đó là những vấn đề được nêu ra tại hội thảo phòng ngừa và giảm thiểu khiếu nại, tranh chấp đầu tư quốc tế diễn ra vào ngày 22-6 do Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức.

chinh phu viet nam lam gi de khong bi kien Đề nghị mời đại diện Văn phòng Chính phủ dự tòa xử ông Đinh La Thăng
chinh phu viet nam lam gi de khong bi kien Điều chỉnh quy trình chuyển đổi ngoại tệ với các dự án được Chính phủ bảo lãnh

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, ngoài việc phải chấp hành đúng quy định pháp luật nhà nước trong quá trình thực thi chức trách nhiệm vụ, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư còn phải nắm vững và đảm bảo hoạt động quản lý của mình phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cùng với quá trình mở cửa thị trường, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định bảo hộ đầu tư và các Hiệp định song phương và đa phương có điều khoản quy định về việc bảo hộ đầu tư. Các điều khoản này thường cho phép nhà đầu tư nước ngoài, trong trường hợp cần thiết, có thể khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra các cơ quan tài phán quốc tế. Các vụ việc pháp lý này nếu xảy ra, không chỉ có nguy cơ gây thiệt hại về mặt kinh tế cho Nhà nước mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam.

Hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp nhận và giải quyết 8 vụ việc có khả năng chuyển thành tranh chấp quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam. Đối với các vụ việc này, các cơ quan có liên quan đang cố gắng xử lý theo biện pháp hòa giải, thương lượng nhằm hạn chế tối đa khả năng tranh chấp, không làm mất thời gian, chi phí, nhân lực để theo dõi, xử lý vụ việc có liên quan. Trường hợp không thể giải quyết bằng biện pháp hòa giải, thương lượng, sẽ cố gắng tìm biện pháp xử lý khác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài.

Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế về đầu tư trên địa bàn TP còn tiềm ẩn nhiều vấn đề khó khăn như: Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định song phương và đa phương, dẫn đến việc theo dõi và áp dụng có khó khăn. Nhiều Hiệp định thế hệ mới cho phép nhà đầu tư hoặc các cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích liên quan được kiện Chính phủ trong các hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong khi đó, các cơ quan Trung ương cũng như địa phương chưa có nhiều khóa đào tạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định này cho các cơ quan quản lý đầu tư của địa phương...

chinh phu viet nam lam gi de khong bi kien
Theo luật sư Châu Huy Quang, Luật Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Ảnh: N.NGA

Luật sư Châu Huy Quang chia sẻ thêm về những rủi ro pháp lý, như vừa qua ông có hỗ trợ cho một doanh nghiệp hàng hải của nước ngoài, khi họ đang vận chuyển hơn 7 tấn dầu thì cảnh sát biển Việt Nam cho rằng đây là khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam (ở Quảng Nam). Sau đó, cảnh sát biển dùng nghiệp vụ là hai tàu đánh cá để tiếp cận chặn tàu nước ngoài và bảo rằng anh đang có hành vi sang mạn dầu trái phép rồi ra quyết định tịch thu dầu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là theo quy định Luật quốc thông qua Điều ước 1982 thì cho thấy chỉ được quyền tiếp cận, bắt giữ khám tàu nước ngoài khi phải chính danh như có mặc đồng phục, tàu có quốc huy. Do đó việc làm trên của cảnh sát biển có thể bị khởi kiện vì không chính danh.

Theo luật sư Lexi Menish, Freshfields Bruckhaus Deringer, việc giải quyết các tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia ngày càng được công chúng quan tâm. Nhóm Ứng phó của Chính phủ cần xác định chiến lược truyền thông là một phần của việc tiếp cận tổng quan vụ việc.

Việt Nam phải xác định rõ những quy tắc nào được áp dụng trong quản lý việc tiếp cận của công chúng đối với những tài liệu và phiên xử. Có thể được tìm thấy quy định này trong các hiệp định đầu tư, luật đầu tư nước ngoài, quy tắc ICSID (Quy tắc Trọng tài ICSID số 48), hay những thủ tục tố tụng có liên quan khi bắt đầu tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài.

Ngoài ra, Việt Nam có thể mong muốn đạt được thỏa thuận với các nhà đầu tư với độ minh bạch cao hơn hay thấp hơn so với yêu cầu của các quy tắc hiện hành. Điều này rất quan trọng cho Nhóm Ứng phó của Chính phủ trong việc điều phối cách tiếp cận của Việt Nam với vấn đề minh bạch và đảm bảo rằng tất cả thành viên nhóm phía Việt Nam, bao gồm cả luật sư và cán bộ nhà nước, được đào tạo và tuân thủ.

Nhóm Ứng phó của Chính phủ nên chỉ định một phát ngôn viên cho các truy vấn truyền thông liên quan đến vụ việc để tránh bất kì phản hồi không thống nhất nào từ phía Việt Nam. Việc này có thể bao gồm cả các việc soạn thảo tài liệu “hỏi đáp” nội bộ hay “những câu hỏi thường gặp” liên quan tới tiến trình vụ việc và bao gồm cả các tư liệu đầu vào từ luật sư và các cán bộ nhà nước về vụ việc.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/chinh-phu-viet-nam-lam-gi-de-khong-bi-kien-57483.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/