Chiến lược thu hẹp sản phẩm tối đa của thương hiệu bánh mì kẹp thịt Subway

Các cửa hàng Subway chỉ bán bánh sandwich với nhân hải sản và chiến lược ấy giúp họ nhanh chóng trở thành thương hiệu lớn về thức ăn nhanh.

Đối thủ đáng gờm nhất của McDonald's

McDonald's là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng ngay từ năm 2014, thương hiệu Subway đã vượt McDonald's về số cửa hàng trên toàn cầu. Vào năm đó, Subway có khoảng 40.000 cửa hàng, trong khi McDonald's có 35.000, theo Business Insider.

Và trong khi McDonald's phải vật lộn với tình trạng doanh thu giảm, Subway vẫn đề ra mục tiêu vận hành 100.000 cửa hàng vào năm 2030.

Fred DeLuca biết rõ mục tiêu của bản thân khi ông thành lập thương hiệu Subway trong thập niên 1980. Trong lúc các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh khác mở rộng thực đơn một cách tối đa thì Subway chỉ tập trung vào một loại sản phẩm duy nhất: bánh mì sandwich. 

Nghĩ rằng như vậy vẫn còn rộng nên Deluca đã thu hẹp lại hơn nữa. Ông chỉ bán bánh mì sandwich hải sản, nghĩa là một thứ bánh với các loại nhân hải sản khác nhau, theo Adweek.

Những lợi thế của chiến lược thu hẹp tối đa sản phẩm

Sự tập trung hẹp ở mức tối đa nhanh chóng giúp thương hiệu Subway trở thành một trong những thương hiệu lớn về thức ăn nhanh. Đối với McDonald's - dự kiến đạt đến 2.000 cửa hàng ở Anh vào năm 2010 - Subway là đối thủ rất xứng tầm.

subway

Nhân viên Subway chỉ phải tập trung vào một chủng loại thực phẩm duy nhất nên họ sẽ nhanh chóng hoàn thiện kỹ thuật chế biến và bảo quản hơn. Ảnh: subway.com

Chiến lược tập trung vào một loại sản phẩm đã hỗ trợ cho thương hiệu Subway bằng nhiều cách. Đầu tiên là nhận thức thương hiệu. Nếu một thương hiệu chỉ đại diện cho một sản phẩm duy nhất, nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu đó sẽ rõ ràng hơn. 

Người tiêu dùng biết chính xác nhu cầu của họ và khả năng đáp ứng của người bán một khi đến với Subway. 

Sự tập trung cao độ cũng giúp Subway tạo ra cái tên tốt cho thương hiệu. Subway là một cái tên tuyệt vời bởi vì nó thể hiện được sản phẩm chính của họ chứ không chỉ đơn thuần là phát âm nó ra. 

Lợi ích khác nữa của chiến lược thu hẹp là chất lượng. Nhân viên của McDonald's phải đối mặt với gần 80 món khác nhau trong thực đơn, từ nhân rau trộn cho đến nhân thịt băm phó mát. 

Ngược lại, ở Subway, nhân viên chỉ phải tập trung vào một chủng loại thực phẩm duy nhất nên họ sẽ nhanh chóng hoàn thiện kỹ thuật chế biến và bảo quản hơn.

Một lợi thế nữa là, không giống như hầu hết những thương hiệu thức ăn nhanh khác, người tiêu dùng luôn coi Subway là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe vì nhân bánh là những loại nguyên liệu tươi ngon nhất. 

subway-storefront

Chi phí để nhận nhượng quyền từ Subway khá rẻ so với nhiều thương hiệu món ăn nhanh khác nên số lượng cửa hàng nhượng quyền Subway tăng khá nhanh. Ảnh: INC

Trong bối cảnh cơn khủng hoảng béo phì ngày càng lan rộng và gây ám ảnh khắp các nước phương Tây, những thương hiệu như McDonald's, Burger King và Gà rán Kentucky chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng.

Bản thân Subway cũng tạo thành một lợi thế khác nữa khi phục vụ nhanh chóng và thuận tiện đúng kiểu một cửa hàng thức ăn nhanh điển hình, một ưu thế phát sinh từ chiến lược thu hẹp sản phẩm cung ứng. 

Giới chuyên môn nhận định, nếu luôn quan tâm và giữ vững chiến lược hiện nay, Subway có thể trở thành một trong những thương hiệu thức ăn nhanh lớn nhất của thế kỷ 21.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/chien-luoc-thu-hep-san-pham-toi-da-cua-thuong-hieu-banh-mi-kep-thit-subway-20191106112527993.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/