Chỉ số giá nhà ở (House Price Index - HPI) là gì? Chỉ số HPI so với chỉ số giá nhà S&P

Chỉ số giá nhà ở (tiếng Anh: House Price Index, viết tắt: HPI) là thước đo sự biến động của giá nhà ở Mỹ. Nó còn là một công cụ phân tích các thay đổi trong tỷ lệ vỡ nợ thế chấp, khả năng trả trước và chi trả nhà ở.

20180811_WBP201_0

Hình minh họa. Nguồn: Economist.com

Chỉ số giá nhà ở 

Khái niệm

Chỉ số giá nhà ở trong tiếng Anh là House Price Index, viết tắt là HPI.

Chỉ số giá nhà ở (HPI) do Cơ quan tài chính nhà ở liên bang (FHFA) sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi Hiệp hội vay thế chấp quốc gia (FNMA) - thường được gọi là Fannie Mae, và Tập đoàn vay mua nhà trả góp liên bang (FHLMC) - thường được gọi là Freddie Mac - tạo ra.

HPI là thước đo sự dịch chuyển trong giá nhà ở Mỹ. Ngoài vai trò là một chỉ số về xu hướng giá nhà, nó còn có chức năng như một công cụ phân tích để ước tính các thay đổi về tỉ lệ vỡ nợ thế chấp, khả năng trả trước và chi trả nhà ở.

Hiểu về chỉ số giá nhà (HPI)

HPI dựa trên các giao dịch liên quan đến các khoản thế chấp thông thường đối với các tài sản của một gia đình. Nó là một chỉ số có trọng số đo lường sự thay đổi giá trung bình trong doanh số bán lại hoặc tái đầu tư trên cùng một tài sản.

Dữ liệu được tổng hợp bằng cách xem xét các khoản thế chấp được mua hoặc chứng khoán hóa bởi Fannie Mae và Freddie Mac. Báo cáo HPI sẽ được công bố mỗi quí và mỗi tháng.

HPI đo lường sự thay đổi giá trung bình cho những ngôi nhà được bán hoặc tái cấp vốn bằng cách xem xét các khoản thế chấp được mua hoặc bảo đảm bởi Fannie Mae hoặc Freddie Mac. Điều đó có nghĩa là các khoản vay và thế chấp từ các nguồn khác, chẳng hạn như từ Hội Cựu chiến binh Mỹ và Cơ quan Quản lý Nhà ở Liên bang (FHA) sẽ không có trong dữ liệu của nó.

Ưu điểm của chỉ số giá nhà ở (HPI)

HPI là một trong nhiều chỉ số kinh tế mà các nhà đầu tư sử dụng để theo dõi các xu hướng kinh tế mở rộng và những thay đổi tiềm năng trên thị trường chứng khoán để lựa chọn đầu tư.

Sự tăng giảm của giá nhà có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế nói chung. Giá nhà tăng thường tạo ra nhiều việc làm hơn, kích thích sự tự tin của thị trường và thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng. Từ đó mở đường cho tổng cầu lớn hơn, thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và làm tăng trưởng kinh tế.

Khi giá giảm, điều ngược lại có thể xảy ra. Niềm tin của người tiêu dùng bị xói mòn và các công ty cung cấp dịch vụ bất động sản sa thải nhân viên, do đó có thể gây ra suy thoái kinh tế.

Chỉ số giá nhà ở (HPI) so với chỉ số giá nhà của S&P

HPI không phải là công cụ theo dõi giá nhà duy nhất trên thị trường. Một trong những lựa chọn thay thế được sử dụng phổ biến là chỉ số giá nhà ở của S&P (hay chỉ số giá nhà ở Case-Shiller).

Mỗi chỉ số sử dụng dữ liệu và thuật đo lường khác nhau do đó chúng có kết quả khác nhau. Ví dụ: Chỉ số giá nhà ở (HPI) cho rằng tất cả các ngôi nhà là như nhau, trong khi chỉ số giá nhà ở S&P là có trọng số.

Hơn nữa, trong khi chỉ số C&P chỉ sử dụng giá mua, chỉ số HPI còn bao gồm cả chi phí thẩm định tái cấp vốn. Chỉ số giá nhà HPI cũng có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn.

Các ý chính

- Chỉ số giá nhà (HPI) là thước đo độbiến động của giá nhà của một gia đình ở Mỹ.

- HPI được tạo ra bởi Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang (FHFA) bằng các dữ liệu được cung cấp bởi Fannie Mae và Freddie Mac.

- Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang (FHFA) công bố kết quả HPI hàng tháng và hàng quí.

- HPI là một trong nhiều chỉ số kinh tế mà các nhà đầu tư thường sử dụng để theo dõi các xu hướng kinh tế và tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng trên thị trường chứng khoán.

(Theo Investopedia)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/chi-so-gia-nha-o-house-price-index-hpi-la-gi-chi-so-hpi-so-voi-chi-so-gia-nha-sp-20191031163900278.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/