Căng thẳng trong công việc (Work-related stress) là gì? Nguyên nhân

Căng thẳng trong công việc (tiếng Anh: Work-related stress) là sự chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc.

Căng thẳng trong công việc (Work-related stress) là gì? Nguyên nhân - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Cdn.podbbang)

Căng thẳng trong công việc

Khái niệm

Căng thẳng trong công việc trong tiếng Anh gọi là: Work-related stress.

Theo Firth& cộng sự (2004) và Allen & cộng sự, (2008), căng thẳng trong công việc là sự chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc như sự kiệt sức khi làm việc và sự lo lắng đến kết quả công việc.

Nguyên nhân

Ông cùng các cộng sự đã nhận diện và phân chia các nhân tố gây ra sự căng thẳng trong công việc thành 4 loại: mơ hồ vai trò, xung đột vai trò, quá tải công việc và xung đột công việc gia đình.

- Mơ hồ vai trò:

Sự không chắc chắn về những yêu cầu đối với một công việc cụ thể do thiếu thông tin, chỉ thị của tổ chức hay mục tiêu và trách nhiệm không rõ ràng.

Sự mơ hồ về khả năng dự đoán các kết quả hành vi của một cá nhân, thông điệp của người gửi được đánh giá là không rõ ràng hoặc họ cung cấp thông tin không đầy đủ là những nguyên nhân có thể dẫn đến sự mơ hồ vai trò của cá nhân tiếp nhận thông tin (Rizzo& cộng sự, 1970).

- Xung đột vai trò:

Kahn & cộng sự (1964) đã định nghĩa xung đột vai trò là “Sự xuất hiện đồng thời của hai hay nhiều loại áp lực mà việc tuân thủ một áp lực sẽ làm cho việc tuân thủ áp lực khác gặp khó khăn hơn”.

- Quá tải công việc:

Là kết quả nhận được khi khối lượng công việc nặng nề và thời gian hạn hẹp so với yêu cầu của công việc, là sự tương tác giữa nhu cầu công việc trong thực tế và căng thẳng tâm lí dẫn đến sự khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu đó. Những căng thẳng tâm lí này thường xuyên xảy ra đối với các nhân viên công nghệ thông tin (CNTT) (Allen & cộng sự, 2008).

- Xung đột công việc - gia đình:

Greenhaus & Beutell (1985) đã đưa ra một lí thuyết WFC toàn diện, khái niệm hóa xung đột công việc - gia đình xuất là một dạng xung đột giữa các bên, trong đó áp lực vai trò từ lĩnh vực công việc và gia đình không tương thích lẫn nhau khi nhìn nhận ở một số phương diện.

Những cá nhân có nhiều vai trò trong cuộc sống sẽ chịu đựng một mức độ xung đột lớn hơn giữa những vai trò công việc và gia đình.

(Tài liệu tham khảo: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc, cam kết với tổ chức và ý định ở lại tổ chức của nhân viên công nghệ thông tin tại TP. Hồ Chí Minh, ThS. Nguyễn Thanh Tuấn, PGS.TS. Hồ Tiến Dũng, Tạp chí Công thương, 2020)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/cang-thang-trong-cong-viec-work-related-stress-la-gi-nguyen-nhan-20200527103952425.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/