'Các đại gia Trung Quốc đầu tư vào TMĐT Việt Nam là điều tốt'

Thị trường Việt Nam giờ đã có mặt 3 gã khổng lồ đến từ Trung Quốc là Alibaba, Tencent và JD.com. Nhiều ý kiến cho rằng các đại gia này sẽ đem tới nhiều hàng hóa từ Trung Quốc và có thể làm ảnh hưởng tới thị trường trong nước. Tuy nhiên, ông Trần Trọng Tuyến, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) lại cho rằng chúng ta không nên quá lo lắng về điều này.

cac dai gia trung quoc dau tu vao tmdt viet nam la dieu tot Thị trường thương mại điện tử Việt: Sân chơi của các doanh nghiệp Trung Quốc
cac dai gia trung quoc dau tu vao tmdt viet nam la dieu tot 7 xu hướng thương mại điện tử tại Đông Nam Á năm 2018
cac dai gia trung quoc dau tu vao tmdt viet nam la dieu tot
Ông Trần Trọng Tuyến, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM)

Trao đổi với VnReview.vn, ông Trần Trọng Tuyến cho rằng quy mô thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam năm 2017 rơi vào khoảng 4 tỷ USD, dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 7,5 tỷ USD. Hiện TMĐT Việt Nam gần như chỉ là "cuộc chiến" của các đại gia trong nước và các ông lớn đến từ Trung Quốc.

Cụ thể, tháng 06/2017, Alibaba rót 1 tỷ USD để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 83% tại Lazada - startup được định giá 3,15 tỷ USD. Tháng 11/2017, tập đoàn JD.com cũng rót 44 triệu USD vào công ty bán lẻ trực tuyến Tiki, Tiki trước đó là công ty liên kết của VNG với tỷ lệ sở hữu cổ phần là 38%. Một doanh nghiệp nữa có ảnh hưởng gián tiếp từ Trung Quốc là Shopee, một công ty con của Công ty Thương mại điện tử và Game SEA với cổ đông lớn nhất là Tencent, tập đoàn có giá trị vốn hóa vừa vượt qua mốc 500 tỷ USD, trên cả Facebook.

"Những đại gia về công nghệ và TMĐT của Trung Quốc thông qua việc sở hữu trực tiếp và gián tiếp đều đã có mặt tại Việt Nam, nhưng chúng ta cũng không nên quá lo lắng về điều này. Bởi dù là nhà đầu tư Trung Quốc, Mỹ hay những nước khác có mặt tại Việt Nam thì đều chứng tỏ rằng thị trường Việt Nam rất tiềm năng, hấp dẫn và có nhiều cơ hội thì mới thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài", Tổng Thư ký VECOM nhận định.

Mặt khác, Trung Quốc đang sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, nên có thể nói việc các công ty hàng đầu của họ tới thị trường Việt Nam là điều tốt. Tuy nhiên ông Tuyến không cho rằng thị trường TMĐT Việt Nam sắp tới sẽ là cuộc chơi riêng của các đại gia Trung Quốc. Chúng ta vẫn có những tập đoàn lớn đứng sau các sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam, thí dụ như Adayroi có Vingroup, Sendo với FPT. Đó đều là những doanh nghiệp lớn và rất có nguồn lực, họ hoàn toàn có thể "chơi" sòng phẳng với các đại gia nước ngoài. Và cho dù các đối thủ Trung Quốc hơn hẳn doanh nghiệp trong nước về kinh nghiệm, quy mô và vốn đầu tư nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự tin vào cuộc chơi này.

cac dai gia trung quoc dau tu vao tmdt viet nam la dieu tot
Ba đại gia Trung Quốc đã tới thị trường Việt Nam

Có một thực tế là khi các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, thì hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc sẽ tràn sang thị trường Trung Quốc gần như chắc chắn. Nhưng Tổng Thư ký VECOM cho rằng chúng ta không nên quá lo lắng về điều này: "Người tiêu dùng trong nước đã sử dụng hàng Trung Quốc từ nhiều năm qua, chính họ sẽ là người quyết định sẽ sử dụng hàng hóa có chất lượng thế nào, nguồn gốc xuất xứ từ đâu. Ngoài ra những doanh nghiệp TMĐT sẽ tìm nguồn hàng ở đâu tốt, mang lại nhiều giá trị lợi ích thì họ sẽ nhập về, và nếu hàng Trung Quốc đáp ứng được những điều đó thì thị trường ngập tràn hàng Trung Quốc cũng không phải là vấn đề lớn".

Nhận định về bức tranh TMĐT 2018, đại diện VECOM cho rằng các doanh nghiệp trong nước sẽ chi nhiều hơn cho quảng cáo và truyền thông. Càng ngày các doanh nghiệp càng nhận thức cách thu hút khách hàng về website của mình, và làm sao để biến những người truy cập vào website trở thành khách hàng. Dự kiến năm 2018, các doanh nghiệp sẽ tăng 60% chi phí dành cho truyền thông và quảng cáo, đặc biệt là bán hàng đa kênh (Omnichannel).

Còn theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, khi TMĐT phát triển, chiến lược về giá sẽ không còn bí mật, không còn là "con bài đinh" cho các doanh nghiệp. Khi đó, vấn đề của các doanh nghiệp là phải ứng dụng được các công nghệ chuyên sâu vào TMĐT. Từ thực tế đó, các công nghệ mới như Điện toán đám mây (Cloude Computing), Dữ liệu lớn (Big Data) sẽ phát triển mạnh và đóng vai trò cốt lõi thay đổi bộ mặt của ngành bán lẻ.

Bên cạnh đó, Nielsen cho rằng doanh nghiệp cần cập nhật những giải pháp, phần mềm TMĐT, ứng dụng của điện thoại thông minh cho hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cũng cần gắn kết hơn với người tiêu dùng và nhà cung ứng bằng cách sử dụng những mã QR code của sản phẩm hay tận dụng các công cụ tìm kiếm đang được người tiêu dùng yêu thích hiện nay.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/cac-dai-gia-trung-quoc-dau-tu-vao-tmdt-viet-nam-la-dieu-tot-43973.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/