Bí quyết biến yếu điểm thành lợi thế của Honda khi chinh phục thị trường Mỹ

Bằng những phương án kinh doanh táo bạo, biến yếu điểm thành lợi thế, hãng xe từ phương Đông đã tìm ra cách chinh phục thị trường Mỹ.

Năm 1959, hãng xe Honda Motor bước vào thị trường Mỹ khi người dân xứ cờ hoa không có thiện cảm với các sản phẩm từ Nhật Bản về cả xuất xứ lẫn chất lượng. Hãng đặt trụ sở Honda Mỹ tại thành phố Los Angeles, bang California, và người đứng đầu công ty là Kihachiro Kawashima.

Kết quả nghiên cứu thị trường Mỹ khiến Kawashima choáng váng bởi qui mô và tính cạnh tranh. 

Thảo luận với với Soichiro Honda – nhà sáng lập tập đoàn, Kihachiro nhận định: “Chúng ta thật ngu ngốc khi quyết định đến một đất nước đa dạng về văn hóa và giàu mạnh về vật chất. Honda sẽ không có bất cứ cơ hội nào để cạnh tranh với những thương hiệu lâu đời trong ngành chế tạo máy tại Mỹ”.

Cuốn Driving from Japan: Japan Cars in America nhận xét: “Các nhà sản xuất xe Nhật Bản đã phải vượt lên rất nhiều định kiến và sự nhạo báng từ người tiêu dùng Mỹ”. 

Vậy nhưng, bằng những phương án kinh doanh táo bạo, hãng xe từ phương Đông đã tìm ra cách chinh phục thị trường Mỹ.

Bí quyết biến yếu điểm thành lợi thế của Honda khi chinh phục thị trường Mỹ - Ảnh 1.

Những người muốn bài trừ văn hóa "gangster" ở Mỹ từng coi Super Cup 50 cc là phương tiện để họ thể hiện quan điểm. Ảnh: moneyinc.com

Soichiro Honda quyết định xâm nhập thị trường Mỹ khi Nhật Bản vừa thoát khỏi Đại chiến Thế giới lần thứ hai và vẫn còn là một nước thiếu thốn về tài nguyên lẫn tài chính. Chính sách chung của phần lớn giới doanh nghiệp Nhật Bản thời đó là tiết kiệm tối đa.

Song tình trạng thiếu thốn về nguồn lực tài chính cũng như nguyên vật liệu lại thúc đẩy tinh thần linh hoat và sáng tạo của hãng. Năm 1963, xe máy Super Cup 50 cc của Honda bất ngờ làm nên kì tích. 

Sau vài năm, người dân thành phố Los Angeles cảm thấy thích thú khi nhìn công nhân của Honda cưỡi xe đạp gắn động cơ để di chuyển từ nhà tới nhà máy. Sự quan tâm của người dân đã dẫn tới ý tưởng sản xuất mẫu xe Super Cub 50cc. 

Ở góc độ phân tích thị trường, Super Cup 50 cc có vẻ không hữu ích đối với người dân Mỹ bởi họ thường sử dụng phương tiện công cộng. Song theo thời gian, người Mỹ lại cảm thấy nó là phương tiện di chuyển tiện lợi bởi thiết kế nhỏ gọn và khả năng tiết kiệm trong chi phí xăng dầu và sửa chữa.

Một mẫu xe Super Cup 50 cc đời 1965 của Honda. Video: Kaplan America

Chớp thời cơ, Honda Mỹ quảng bá khẩu hiệu "Những công dân dễ chịu trên xe máy Honda". Khẩu hiệu nhanh chóng lan rộng vì hồi đó, phần lớn đối tượng phóng xe máy ở Mx là thiếu niên bất hảo, và họ thường dùng xe phân khối lớn như Harleys Davidson.

Với bối cảnh xã hội như thế, Super Cup bộc lộc ưu điểm về cả lí tính và cảm tính, đáp ứng nhu cầu của những người muốn có một phương tiện cá nhân nhỏ gọn, rẻ và tiện để di chuyển quãng ngắn. 

Dùng xe Super Cup cũng nhanh chóng trở thành trào lưu lớn của những người tẩy chay văn hóa du côn đường phố.

Số liệu của Honda Mỹ cho thấy Doanh số tăng vọt từ 500.000 USD năm 1960 lên 77 triệu USD năm 1965, trong đó phần lớn đến từ sản phẩm Super Cub. 

Một khảo sát năm 1962 của tạp chí Rider tại Mỹ cho thấy đa số độc giả của họ từng trải nghiệm qua Super Cub đều rất ấn tượng với cảm giác mới lạ từ mẫu xe ấy. Super Cup 50 cc còn tiếp tục gây sốt trên toàn thế giới với hơn 10 tỉ USD doanh thu toàn cầu trong thập niên 60 của thế kỉ 20.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/bi-quyet-bien-yeu-diem-thanh-loi-the-cua-honda-khi-chinh-phuc-thi-truong-my-20200604082434893.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/