[Báo cáo] Thị trường đường quý II/2021: Đường trong nước vẫn khó tiêu thụ vì đường ngoại nhập

Giá đường thế giới đổi chiều tăng vào nửa cuối tháng 6 nhưng hoạt động gia công đường luyện giảm hiệu quả. Tại thị trường Việt Nam, dù đã có giải pháp kìm hãm đường Thái Lan bán phá giá vào nội địa nhưng ngành đường vẫn chưa thực sự hết khó.

Theo ghi nhận của tổ chức ISO, trong nửa đầu tháng 6/2021 chỉ số giá giao dịch hàng hóa đường thô và đường trắng vẫn giữ mức cao trong tuần đầu tiên tuy nhiên nửa sau của tháng 6 xu hướng đảo chiều tăng do ảnh hưởng của giá dấu thô tăng, giá ethanol tăng và thông tin thời tiết không thuận lợi (sương giá) tại các cánh đồng mía của Bazil.

Giá đường thô giao ngay (được đo bằng chỉ số ISA) trung bình trong tháng 6 là 17,41 cent/lb tăng so với 17,25 cent/lb trong tháng 5 và 16,16 cent/lb trong tháng 4, và mức 15,54 cent/lb của tháng 3.

Chỉ số giá đường trắng ISO trung bình tháng 6 là 449,1 USD/tấn giảm nhẹ so với tháng 5 là 458,95 USD/tấn nhưng vẫn cao hơn so với 446,37 USD/tấn của tháng 4, và 445,32 USD/tấn của tháng 3.

[Báo cáo] Thị trường đường quý II/2021: Đường trong nước vẫn khó tiêu thụ vì đường ngoại - Ảnh 1.

Diễn biến giá đường thế giới trong tháng 6 (Nguồn: ISO. Đơn vị: cents/pound).

Diễn biến trái chiều của hai loại đường thô và đường trắng khiến chênh lệch giữa giá đường trắng và đường thô giảm thêm xuống 65,34 USD/tấn trong tháng 6, từ 78,48 USD/tấn và 90,15 USD/tấn trong hai tháng trước đó. Cộng với giá vận chuyển tăng cao, sự chênh lệch giảm này khiến cho hoạt động gia công đường luyện giảm hiệu quả.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 6/2021 đường nhập theo hình thức tránh né thuế chống phá giá và chống trợ cấp đối với đường có xuất xứ Thái Lan bằng cách nhập khẩu từ các nước ASEAN (Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanma) tiếp tục nhập về ồ ạt. Tình hình bùng phát dịch COVID-19 từ tháng 5/2021 khiến sức tiêu thụ giảm mạnh. 

Vụ ép mía đã kết thúc vụ, nhập khẩu đường chính ngạch từ Thái Lan có giảm dưới tác dụng của quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp nhưng lượng đường "lẩn tránh phòng vệ thương mại" từ các nước ASEAN tiếp tục đưa về cộng với hoạt động tích cực của gian lận thương mại đường qua biên giới Tây Nam tiếp tục đưa một lượng đường lớn vào thị trường Việt Nam. 

Chi tiết Báo cáo thị trường đường quý II/2021 tại đây: 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-duong-quy-ii-2021-duong-trong-nuoc-van-kho-tieu-thu-vi-duong-ngoai-nhap-20210721144837791.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/