Ngành đường toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều diễn biến bất lợi từ giá dầu và đại dịch COVID-19. Một số quốc gia đã kết thúc vụ mùa 2019/2020 vào tháng 3 như Brazil, Thái Lan, Anh, Thụy Điển nhưng kết quả không khởi sắc. Thái Lan dừng sớm hai tháng so với mọi năm và sản lượng mía giảm 40% do thời tiết khô hạn.
Việc giá dầu lao dốc kéo theo sự sụt giảm của giá ethanol khiến Brazil phải tăng phân bổ mía cho sản xuất đường. Ethanol trở nên kém cạnh tranh so với các nhiên liệu gốc dầu. Hơn nữa, Brazil và Nga tăng sản lượng sẽ làm giảm cơ hội xuất khẩu của các quốc gia khác, trong khi giá đường thế giới không hấp dẫn trong giai đoạn này.
Theo một số nguồn tin, thị trường Trung Quốc và Indonesia đã tăng cường nhập khẩu đường từ giữa tháng 2.
Tại Việt Nam, một số ít nhà máy đường còn hoạt động vào cuối vụ 2019/2020. Tuy nhiên, đường sản xuất trong nước không cạnh tranh được về giá so với đường nhập khẩu (theo ATIGA) và đường lậu Thái Lan.
Giá đường nhập chính ngạch và đường lậu trên thị trường thấp hơn đường sản xuất trong nước và giảm so với tháng trước, ở mức 12.200 đồng/kg tại TP HCM, khoảng 12.000 - 12.100 đồng/kg tại Hà Nội và miền Trung. Dự báo nguồn cung đường vẫn đáp ứng đủ nhu cầu trong tháng 4 và các tháng tới. Giá đường trong nước có thể tăng nhẹ.
Đối với gieo trồng vụ mới, các khu vực mía trọng điểm như Tây Nguyên, Sóc Trăng, Hậu Giang, Khánh Hòa,… đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài, khiến nhiều nông dân bỏ mía do sản xuất không hiệu quả và thua lỗ.
Chi tiết báo cáo thị trường đường quí I/2020 tại đây:
Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-duong-qui-i-2020-han-han-va-dich-benh-bua-vay-nganh-duong-20200426231543227.htm
In bài biếtBản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/