Ảnh hưởng COVID-19, giá xăng dầu giảm mạnh, nguồn cung gia cầm dồi dào khiến CPI tháng 3 thấp nhất 5 năm qua

CPI tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước. Đây là chỉ số CPI thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 so với tháng trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: Tăng 0,57%; tăng 0,21%; giảm 0,27%; giảm 0,21%; giảm 0,72%.

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quí I/2020. 

Theo đó, trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,72% so với tháng trước, do nguyên nhân chính là ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào. 

Ảnh hưởng COVID-19, giá xăng dầu giảm mạnh, nguồn cung gia cầm dồi dào khiến CPI tháng 3 thấp nhất 5 năm qua - Ảnh 1.

Đây là chỉ số CPI thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 so với tháng trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: Tăng 0,57%; tăng 0,21%; giảm 0,27%; giảm 0,21%; giảm 0,72%.

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 và bình quân quí I/2020 so với cùng kì năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. 

Cụ thể, tốc độ tăng CPI tháng 3 so với cùng kì năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,69%; 4,65%; 2,66%; 2,7%; 4,87%. Tốc độ tăng CPI bình quân quý I so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,25%; 4,96%; 2,82%; 2,63%; 5,56%.

Trong mức giảm 0,72% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 so với tháng trước có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất. 

CPI bình quân quí I/2020 tăng 5,56% so với bình quân cùng kì năm 2019; CPI tháng 3/2020 tăng 0,34% so với tháng 12/2019 và tăng 4,87% so với cùng kì năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân quí I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kì năm trước.

Về chỉ số giá vàng và đô la Mỹ, giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới do các nhà đầu tư trong nước có xu hướng nắm giữ vàng trong thời điểm thị trường chứng khoán, bất động sản không ổn định. Chỉ số giá vàng tháng 3/2020 tăng 3,87% so với tháng trước; tăng 11,37% so với tháng 12/2019 và tăng 25,31% so với cùng kì năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2020 tăng 0,17% so với tháng trước; tăng 0,51% so với tháng 12/2019 và tăng 0,17% so với cùng kì năm 2019.

Tỉ giá thương mại hàng hóa lần đầu tiên giảm trong 3 năm gần đây, phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không được thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Cụ thể, tỉ giá thương mại hàng hóa quí I/2020 giảm 0,12% so với quí IV/2019 và giảm 0,61% so với cùng kì năm trước. 

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quí I/2020 tăng 4,45% so với quí IV/2019 và tăng 5,97% so với cùng kì năm trước; tương tự, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp giảm 0,03% và tăng 1,05%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ giảm 0,25% và tăng 2,28%.

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá quí I/2020 giảm 0,28% so với quí IV/2019 và giảm 0,53% so với cùng kì năm trước; tương tự, chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá giảm 0,16% và tăng 0,08%. 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/anh-huong-covid-19-gia-xang-dau-giam-manh-nguon-cung-gia-cam-doi-dao-khien-cpi-thang-3-thap-nhat-5-nam-qua-2020032714225007.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/