2020 sẽ là năm biến động nhất trong lịch sử tài chính?

Những dấu hiệu xuất hiện vào nửa cuối năm 2019 cho thấy 2020 có thể sẽ là quãng thời gian xáo trộn mạnh mẽ nhất trong lịch sử ngành tài chính.

Vài tuần qua đã đánh dấu một bước ngoặt trong nền kinh tế toàn cầu. Những xung đột kinh tế dai dẳng giữa các cường quốc, thị trường chứng khoán đầy biến động và hàng loạt các mối lo về an ninh của tiền điện tử. Cảm giác lo ngại đang thay thế sự tự tin trước đây với nhiều lí do chính đáng.

Theo Forbes, giới đầu tư và doanh nghiệp dễ bị tổn thương cần nhiều hơn sự may mắn đơn thuần để vượt qua năm 2020 mà không gặp phải thiệt hại lớn.

Chuyên gia John Mauldin đã nói về những rủi ro sẽ xảy ra trong năm tới hoặc lâu hơn và môi trường kinh tế tương lai mà chúng ta phải đối mặt.

Cú sốc nguồn cung phía trước

Trong dự án Project Syndicate gần đây, giáo sư và nhà kinh tế của NYU, Nouriel Roubini đã liệt kê ba cú sốc tiềm năng có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu:

Cuộc chiến thương mại và chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung

Chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ - Trung Quốc kéo dài hơn (có tác động lâu dài tồi tệ hơn nhiều)

Căng thẳng với Iran đe dọa thị trường xuất khẩu dầu ở Trung Đông

Điều đầu tiên dường như đang trở nên tồi tệ hơn, điều thứ hai đang dần trở nên căng thẳng và điều cuối cùng có lẽ sẽ khó xảy ra. 

Không giống như cuộc khủng hoảng năm 2008 vốn có bản chất là một cú sốc cầu, những điều trên đe dọa đến chuỗi cung cấp rất nhiều hàng hóa khác nhau. Giảm sản lượng tất yếu dẫn đến tăng giá nguyên liệu thô, hàng hóa trung gian hoặc thành phẩm tiêu dùng.

Roubini nghĩ rằng hiệu ứng này có thể kéo dài, tương tự như những năm 1970.

Do đây là cú sốc cung và không liên quan đến nhu cầu, chính sách tài khóa và tiền tệ được áp dụng trong năm 2008 sẽ không còn hiệu quả cho lần này và thậm chí có thể gây hại.

Cắt giảm lãi suất sẽ làm lạm phát trầm trọng thêm thay vì kích thích tăng trưởng. Nó có thể kéo theo việc nhu cầu tiêu dùng, điều ngăn trở duy nhất giữa "chúng ta" và suy thoái.

Tăng trưởng bất thường

Hầu hết các vấn đề tài chính đều kết thúc với nợ nần. Nợ không phải là xấu và thậm chí có thể tốt nếu được sử dụng hiệu quả. Điều đáng tiếc là phần lớn chúng ta lại không biết cách vay và trả nợ hợp lí.

Về thuyết, một nền kinh tế quá tải nợ không thanh toán sẽ phải gánh thêm lãi suất tăng do rủi ro khách quan. Tuy nhiên, chúng ta đang ở trong giai đoạn lãi suất thấp và ngày càng giảm. Tại sao lại như vậy?

Lacy Hunt của Hoisington Management đã chứng minh rằng việc tăng nợ của chính phủ làm giảm điều kiện kinh doanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế và kéo theo lãi suất giảm. Dữ liệu cho thấy lượng GDP tạo ra cho mỗi USD nợ mới đang giảm dần.

Đây là vấn đề lớn bởi các ngân hàng trung ương vẫn cho rằng lãi suất thấp là giải pháp cho mọi cuộc suy thoái và Tổng thống Trump cũng vậy.

Ông cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đi chính xác vào lối mòn đó bằng cách giảm lãi suất hơn nữa mỗi khi nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu. Fed cũng đã làm điều sai trái bằng cách tăng lãi suất trong năm 2018. 

Untitled

Năm 2020 sẽ có những biến động đáng kể nào chờ đợi giới đầu tư? (Nguồn: Forbes)

Hoạt động kinh doanh tê liệt

Ngành công nghiệp tự động hóa và các công nghệ khác đang làm giảm mức tiền lương trung bình, dẫn tới việc chuyển dịch sản xuất từ các nước phương Tây sang những quốc gia khác có mức lương thấp như Trung Quốc. 

Tuy nhiên, mức lương cao ở những quốc gia này cũng đang giảm dần và sẽ tiếp tục như vậy.

Viễn cảnh lí tưởng nhất là quá trình này sẽ diễn ra dần dần và mọi người có thời gian để thích nghi. Trong khi đó, Trump và cố vấn thương mại của ông, Peter Navarro, lại muốn điều đó ngay lập tức. 

Lời kêu gọi các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc của ông Trump thực sự vượt quá ranh giới. Sử dụng giới doanh nghiệp làm áp lực đối phó với Trung Quốc là điều cần thiết nhưng thực tế, cách này không khả thi và không được khuyến khích.

Tăng thuế cũng là một ý tưởng tồi và phản tác dụng. Chuỗi cung ứng khổng lồ được xây dựng trong nhiều thập kỉ có thể bị phá hoại chỉ trong vòng chưa đầy vài năm. Nó sẽ giết chết hàng triệu việc làm ở Mỹ khi các nhà máy ngừng hoạt động vì thiếu linh kiện.

Một số người nói rằng đây chỉ là vụ đàm phán của Tổng thống Trump nhưng mối đe dọa đó đang làm tê liệt hoạt động kinh doanh, xáo trộn thị trường cổ phiểu.

Các CEO và hội đồng quản trị sẽ không thực hiện các cam kết lớn mà không chắc chắn về chi phí và lợi nhuận. Ngược lại, tổng thống Mỹ đang ép họ làm điều đó một cách phi lí.

Một Châu Âu xáo trộn

Châu Âu cũng đang nhanh chóng biến thành một vấn đề lớn. Lãi suất âm là dấu hiệu tiềm ẩn của một cơn suy thoái. Italy đã bước vào giai đoạn này trong khi Bộ Tài chính Đức không có báo cáo khả quan trong ba quí đầu năm 2019..

Đức phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và khi chiến lược giữ lãi suất đồng euro ở mức thấp được cho là động thái nhằm thúc đẩy xuất khẩu và nó đang hoạt động khá tốt.

Nhưng việc thúc đẩy quá nhiều sẽ khiến các nước rơi vào tình trạng phá sản như những gì xảy ra với Hy Lạp. Đồng thời, những khách hàng lớn như Trung Quốc sẽ mua hàng ít hơn.

Một cuộc suy thoái của Đức sẽ có ảnh hưởng toàn cầu. Doanh số bán ô tô đang giảm và Brexit đồng nghĩa với mức giá này còn tiếp tục giảm. Khi cuộc suy thoái lan ra toàn châu Âu, xuất khẩu và việc làm của Mỹ cũng không thể khá hơn.

Tại thời điểm này, chúng ta vẫn không biết chắc chắn các điều khoản đã thỏa thuận của Anh và EU nhưng một kết thúc khó khăn là điều dễ thấy. Tin tức về các thiệt hại kinh tế của Anh tràn ngập các mặt báo, ảnh hưởng đến khối EU cũng như nhứng đối tác lớn khác của Anh.

Các chuỗi cung ứng này không kém phần phức tạp và được thiết lập so với các chuỗi cung ứng Mỹ - Trung. Phá bỏ và xây dựng lại hệ thống này sẽ mất thời gian và lãng phí tiền bạc.

Tương lai nhiều bất trắc

Các quyết định chính trị và kết quả bầu cử trên toàn cầu hiện có những hậu quả trực tiếp và nhanh chóng cho thị trường. Brexit chỉ là một ví dụ.

Cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ đến nay vẫn là một ẩn số và luồng kết quả thăm dò hiện nay chưa chắc chắn bất cứ điều gì.

Sự biến động của thị trường, các bài phát biểu của các chính trị gia và ngân hàng trung ương sẽ còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí giới đầu tư cũng như mọi thị trường tài chính khác.

Như đã nói ở trên, cắt giảm lãi suất hay nới lỏng định lượng đều không phải giải pháp cho suy thoái kinh tế. Cả hai chỉ đơn giản là những cách khuyến khích vay nợ và không còn hiệu quả kích thích tăng trưởng.

Tuy nhiên, chúng sẽ thổi phồng những bong bóng mới. Năm 2020, do đó, sẽ là một trong những năm thị trường biến động nhất trong lịch sử tài chính thế giới.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/2020-se-la-nam-bien-dong-nhat-trong-lich-su-tai-chinh-20190907103340991.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/