|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh sáng 22/1: Đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng từ ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank trả cho CB để khắc phục hậu quả

06:30 | 22/01/2018
Chia sẻ
Ngày 22/1, phiên xét xử Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) và 44 đồng phạm sẽ bước vào phần tranh luận sau 10 ngày xét hỏi. Theo kế hoạch, hai đại diện của Viện kiểm sát sẽ phát biểu và định tội cũng như đề nghị mức án đối với các bị cáo tại phần tranh luận.
xet xu pham cong danh sang 221 de nghi thu hoi 6126 ty dong tu ngan hang bidv tpbank sacombank tra cho cb de khac phuc hau qua Nhiều điểm đáng lưu ý trong 10 ngày đầu xét xử phạm Công Danh giai đoạn 2
xet xu pham cong danh sang 221 de nghi thu hoi 6126 ty dong tu ngan hang bidv tpbank sacombank tra cho cb de khac phuc hau qua Xử án Phạm Công Danh: Bị cáo làm vì muốn tốt, muốn cứu VNCB

11h15: Phiên tòa nghỉ

10h30: HĐXX mời bị cáo Phạm Công Danh

Bị cáo Danh cho biết bị cáo đã nêu dòng tiền sai phạm rất rõ, tại sao dòng tiền không được thu hồi lại trong đó có 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ? Theo bị cáo Danh về số tiền đã vay vốn tại các ngân hàng, không phải ông và các thuộc cấp sử dụng riêng mà phục vụ cho ngân hàng và nằm tại ngân hàng nên mong HĐXX cho chúng tôi trình bày và mong HĐXX làm rõ.

Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Danh cho biết theo kết quả giám sát 3 ngân hàng trên không bị thiệt hại, do đó nếu thu hồi được thì sẽ khắc phục được thiệt hại.

Luật sư mong HĐXX xem xét 3 yễu tố liên quan đến bị cáo Danh:

- Tại sao gọi vụ án Ngân hàng CB là vụ án giai đoạn thứ 2. Trong giai đoạn 1, nhiều khoản tiền chưa được xem xét. Tại sao vụ án chia làm hai giai đoạn? Chính quyết định tách thành 2 giai đoạn, đã ảnh hưởng đến kết quả điều tra nguy cơ bất lợi cho các bị cáo, luật sư cho biết. HĐXX chỉ xem xét tại 3 ngân hàng, còn các nguồn tiền khác sẽ đi về đâu?

- Luật sư thắc mắc liệu đại diện VKS có đề cập đến tính chất, hành vi của vụ án không, rằng ông Danh có sử dung cho mục đích cá nhân hay không? Cho đến thời điểm hiện nay, ông Danh không chiếm đoạt sử dụng riêng mà dùng để tăng vốn điều lệ, chăm sóc ngân hàng, trả lãi ngoài,...

- Ngân hàng CB khi được NHNN mua lại 0 đồng thì có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này, việc căn cứ pháp lý mua 0 đồng là như thế nào?

- Luật sư cho biết 4.500 tỷ đồng hiện này đã bị triệt tiêu, đây không phải là khoản tiền nhỏ, ai đã hòa chung, ai đã sử dụng? Luật sư mong HĐXX làm rõ nhu cầu cấp thiết tăng vốn lên 7.500 tỷ đồng, tại sao lại tăng vốn điều lệ, có phải do NHNN ép tăng hay không? 4.500 tỷ đồng đã thực chuyển vào tài khoản SGD NHNN hay chưa và chuyển như thế nào? Theo kết luận điều tra, số tiền 4500 tỷ đồng đã được chuyển vào tài khoản của VNCB, vậy vì sao tiền đã vào tài khoản của NHNN rồi lại không cho VNCB tăng vốn?

- Luật sư mong đại diện VKS xem lại hành vi thủ đoạn vay nợ BIDV theo gói mua nhà của ông Danh

8h55: Phiên tòa bắt đầu, đại diện Viện kiểm sát TPHCM phát biểu quan điểm của vụ án

Mở đầu phần trình bày, VKS trình bày hành vi phạm tôi của ông Phạm Công Danh và 45 đồng phạm, gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

xet xu pham cong danh sang 221 de nghi thu hoi 6126 ty dong tu ngan hang bidv tpbank sacombank tra cho cb de khac phuc hau qua
Ảnh: PV

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn TP.HCM xảy ra nhiều vụ án liên quan đến ngân hàng gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, ảnh hưởng an ninh tiền tệ, gây mất lòng tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng.

Nhằm răn đe và phòng ngừa tội phạm, việc đưa ra xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng bọn là hợp lòng dân, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Theo VKS, sau khi nghe các bị cáo khai báo tại tòa, cáo trạng đưa ra, lời xét hỏi của các luật sư để làm rõ vấn đề đồng thời cân nhắc các vấn đề về nhân thân, gia đình của các bị cáo thì Viện kiểm sát đã đưa ra được bản luận tội.

Kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa đã làm rõ, để có tiền tăng vốn điều lệ cho ngân hàng Đại Tín, chăm sóc khách hàng, trả lãi ngoài..., Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Vũ Bạch Yến, Trần Hiệp và Phạm Trung Dũng kí các biên bản họp HĐQT để sử dụng tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng bảo lãnh cho 29 công ty vay vốn, số tiền sau khi giải ngân chuyển cho Phạm Công Danh sử dụng.

Trong đó, Phạm Công Danh trực tiếp gặp lãnh đạo các ngân hàng SacombankTPBank , BIDV để thỏa thuận kinh doanh vật liệu theo mô hình mua nhà, lập khống nhiều hợp đồng mua bán trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung để hoàn thành hợp đồng vay tiền của các công ty, ủy thác qua Qũy Lộc Việt để mua trái phiếu.

Phạm Công Danh và các đồng phạm đã dùng 6.100 tỷ đồng của VNCB gửi vào các ngân hàng khác để làm tiền bảo lãnh cho 29 công ty vay vốn tại các ngân hàng gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng của VNCB.

Phan Thành Mai được PCD giao là Tổng giám đốc VNCB. Mai trực tiếp chỉ đạo các thuộc cấp lập khống hồ sơ, nhờ Nguyễn Việt Hà móc nối với cán bộ TPBank để bảo lãnh vay tiền, ký lệnh điều chuyển tiền, ký lệnh lấy hơn 6.126 tỷ đồng của VNCB gửi các ngân hàng SacomBank, BIDV, TPBank bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay vốn của các ngân hàng này, gây thiệt hại toàn bộ số tiền này của VNCB.

Các bị cáo Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết là những người tham gia họp, ký các biên bản họp HĐQT VNCN, thống nhất lấy tiền của VNCB gửi qua các ngân hàng để bảo lãnh cho các khoản vay. Các bị cáo là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện các hành vi sai trái, tiếp tay cho Phạm Công Danh lấy tiền được các ngân hàng giải ngân để trả nợ cho các công ty của Tập đoàn Thiên Thanh và sử dụng vào các mục đích riêng của Phạm Công Danh.

Bị cáo Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt, không thừa nhận việc giúp sức Phạm Công Danh trong việc rút tiền ngân hàng trong cả 2 lần nhưng thực tế cho thấy đã có liên lạc điện thoại với Phan Thành Mai và đã nhờ các công ty ký các hợp đồng mua trái phiếu. Lời khai của các bị cáo cũng cho thấy, việc mua bán trái phiếu là khống. Đây là những chứng cứ cho thấy Nguyễn Việt Hà có tiếp tay cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng.

Bị cáo Hà không thừa nhận giúp sức Phạm Công Danh nhưng đã thừa nhận việc sử dụng các công ty để đứng tên vay tiền TPBank mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung. Nhiều giám đốc các công ty ký các hợp đồng mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Trung Dung… là do Hà giới thiệu. Nguyễn Việt Hà giới thiệu 5 công ty gồm Công ty Đức Long, Công ty Thạch Hà, Công ty Long Khánh, Công ty Công ty Kỳ Nam, Công ty Khánh Chi để đứng tên làm hồ sơ vay vốn tại TPBank.

Hà chỉ đạo Thanh về việc nhận khoản tiền 903 tỷ đồng của VNCB ủy thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt để đặt và mua bán trái phiếu của 3 công ty, gồm Công ty Thạch Hà; Công ty Minh Quang và Công ty An Lộc; trực tiếp ký hợp đồng mua bán trái phiếu với tư cách là Phó Giám đốc công ty Thạch Hà và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; nhờ Vũ Viết Minh Quân, Giám đốc Công ty Minh Quang ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; chỉ đạo Phạm Hoài Thanh, Phó giám đốc Công ty Thạch ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyến 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh.

Ngoài việc trực tiếp ký và thực hiện họp đồng, Hà còn chỉ đạo Nguyễn Kim Cẩm Vân phối hợp phát hành trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh trái pháp luật; chỉ đạo Phạm Hoài Thanh và nhờ Vũ Viết Minh Quân ký các hợp đồng mua bán trái phiếu để hợp thức cho việc thực hiện ủy thác đầu tư, chuyển tiền quay về Tập đoàn Thiên Thanh để giúp Phạm Công Danh sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại 903 tỷ đồng.

Như vậy, Nguyễn Việt Hà đã đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh, góp phần gây thiệt hại cho VNCB hơn 2,3 nghìn tỷ đồng.

Đặng Thị Bích Thủy và các nhân viên TPBank (gồm Đinh Việt Cường và Đỗ Việt Bun) đã không kiểm tra hồ sơ chứng từ đầy đủ trong việc cho vay các doanh nghiệp. Hành vi của Thủy đã tiếp tay cho Nguyễn Việt Hà gây thiệt hại cho VNCB trên 1.700 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua điều tra, xét hỏi tại tòa cho thấy các bị cáo không gặp gỡ ai để bàn thảo. Dù vậy, nếu không có sự tiếp tay này thì Phạm Công Danh sẽ không rút được tiền của Ngân hàng VNCB.Bị cáo Thủy, Bun…phải cùng chịu trách nhiệm với Nguyễn Việt Hà trong việc gây thiệt hại cho VNCB.

Trầm Bê nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank, là người biết Phạm Công Danh cần tiền sử dụng nhưng Danh không thể vay tiền trực tiếp tại VNCB được nên Trầm Bê đã bàn bạc thống nhất cho Phạm Công Danh vay tiền, với điều kiện là phải có tài sản bảo đảm, Trầm Bê đã đưa Phạm Công Danh gặp Phan Huy Khang để trao đổi về việc Phạm Công Danh vay tiền qua các công ty của Phạm Công Danh. Sau đó, Trầm Bê thống nhất với Phan Huy Khang thực hiện cho Danh vay 1.800 tỷ đồng. Từ đó, Phan Huy Khang đã chỉ đạo Phan Đình Tuệ để Tuệ chỉ đạo nhân viên các chi nhánh Hưng Đạo và Quận 8 làm các thủ tục hợp pháp hóa để giải ngân cho vay.

Hồ sơ cho vay đều là các hồ sơ lập khống, các công ty vay vốn đều không có hoạt động kinh doanh, không thẩm định, không kiểm tra sau khi cho vay, bỏ mặc cho Phạm Công Danh sử dụng tiền vay trái quy định; khi cho vay đã tính trước khoản lãi vay của 12 tháng để yêu cầu VNCB dùng tiền gửi bảo lãnh và hết hạn cho vay đã tự thu hồi tiền vay thông qua tiền gửi, gây thiệt hại cho VNCB 1.835.866.666.666 đồng. Hành vi đó của Trầm Bê đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh có được tiền, sử dụng trái phép, gây thiệt hại cho VNCB.

Như vậy, Trầm Bê đã giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh phạm tội, gây ra thiệt hại trên. Hành vi của Trầm Bê đã phạm vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. VKS nhận thấy nhận thức của Trầm Bê về luật TCTD chưa chính xác nên dẫn đến sai phạm trong việc vay vốn tại Saccombank. Do đó có đủ cơ sở để buộc tội bị cáo như cáo trạng.

Bị cáo Phan Huy Khang đã chỉ đạo cho các chi nhánh để làm việc với Mai Hữu Khương để vay vốn. Chính vì thế gây ra hàng loạt sai phạm cho vay từ chi nhánh. Bị cáo Khang cho biết nhận chỉ đạo chủ trương từ Trầm Bê. Viện kiểm sát cho rằng đủ cơ sở để khẳng định bị cáo Phan Huy Khang phạm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, góp phần khiến VNCB thiệt hại 1.800 tỷ đồng dù Sacombank không bị thiệt hại.

Các bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Vũ Bảo và Hoàng Ngọc Hà là những cán bộ BIDV chi nhánh Gia Định đã giám định cho vay nhưng theo luật thì công ty Phong Hiệp không thuộc đối tượng không được cấp tín dụng. Việc chủ quan của các bị cáo gây thiệt hại cho VNCB hơn 300 tỷ đồng. Hành vi của các bị cáo cho thấy, VKS đủ căn cứ để xác định các bị cáo cố ý làm trái gây thiệt hại nghiêm trọng.

Bị cáo Phan Thành Mai là người chấp hành chỉ đạo của Phạm Công Danh một cách tuyệt đối, vai trò quan trọng trong vụ án. Tuy bị cáo không có tư lợi trong hành vi, nhưng hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cần cách ly xã hội để giáo dục, răn đe.

Bị cáo Đinh Việt Cường, nguyên Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp ngân hàng TPBank, đã có hành vi vi phạm Quyết định 1627, Thông tư 28, Luật các TCTD 2010. Đó là hành vi thống nhất với Đặng Thị Bích Thủy - Phó giám đốc khối KHDN về việc cho 11 công ty vay tiền, đảm bảo bằng tiền gửi của VNCB tại TPBank đầu tư trái phiếu không có giá trị để kinh doanh của Công ty Thiên Thanh và Công ty Trung Dung; quyết định trực tiếp cho 03/11 Công ty vay tổng số tiền là 450 tỷ đồng để mua trái phiếu không có giá trị; cho vay tiền khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ; cho vay khi không có đủ hồ sơ, tài liệu để xem xét, đánh giá khả năng tài chính để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng; không kiểm tra sau cho vay hoặc lập báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh bình thường khi chưa có đủ căn cứ, tài liệu...

Khi 11 Công ty vay vốn không chứng minh được việc sử dụng hợp pháp tiền vay của TPBank nên TPBank đã thu nợ trước hạn đối với 11 Công ty bằng tiền gửi của VNCB bảo lãnh cho các công ty đó tại TPBank là 1.740.000.116.167 đồng, gây thiệt hại cho VNCB.

Bị cáo Đặng Thị Bích Thuỷ, nguyên Phó giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, Giám đốc Trung tâm kinh doanh Hội sở TPBank đã cùng Đinh Việt Cường thỏa thuận, thống nhất với Nguyễn Việt Hà cho các công ty vay vốn tại TPBank đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung. Thủy chỉ đạo nhân viên TPBank phối hợp với Công ty CP quản lý Quỹ Lộc Việt cung cấp thông tin về khách hàng để VNCB làm các thủ tục dùng tiền gửi tại TPBank để cho các công ty vay tiền bảo lãnh và dự thảo các họp đồng mua bán trái phiếu; cho vay tiền khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ, cho vay khi không có đủ hồ sơ, tài liệu để xem xét, đánh giá khả năng tài chính để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng; không kiểm tra sau cho vay hoặc lập báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh bình thường khi chưa có đủ căn cứ, tài liệu... Các hành vi này đều vi phạm Quyết định 1627, Thông tư 28, Luật các TCTD 2010. Sau đó, TPBank đã thu nợ trước hạn đối với 11 Công ty bằng tiền gửi của VNCB bảo lãnh cho các công ty đó tại TPBank là trên 1.700 tỷ đồng, gây thiệt hại cho VNCB.

Như vậy, Đặng Thị Bích Thủy đã giúp sức cho Phạm Công Danh, Nguyễn Việt Hà và các bị can khác gây thiệt hại cho VNCB số tiền trên. Hành vi của Đặng Thị Bích Thủy vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản 3, Điều 165 BLHS.

Theo đó, VKS đề nghị tuyên án Phạm Công Danh 30 năm tù, Phan Thành Mai 13 - 15 năm tù, Mai Hữu Khương 11 - 13 năm tù, Nguyễn Quốc VIễn 6 - 7 năm tù, Hoàng Đình Quyết 4 - 5 năm tù, Nguyễn Việt Hà 6 - 7 năm tù, Trầm Bề 5 - 6 năm tù, Đinh Việt Cường 6 - 7 năm tù,...

Về dân sự, VKS đề nghị giải tỏa đối với quyền sử dung đất số 26 An Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM.để trả lại cho bà Vị Tú Anh vì căn nhà này không liên quan đến hành vi phạm tội của Trầm Bê.

Đối với căn nhà trên đường Hồng Bàng, quận 6 được xác định là nhà của Trầm Bê, đề nghị HĐXX xử lý theo qiuy định pháp luật.

Về khắc phục hậu quả, đề nghị HĐXX yêu cầu bộ Công an thu hồi trên 6.126 tỷ đồng được xác định là tiền thiệt hại trong vụ án từ các ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank trả cho CB để khắc phục hậu quả. VKSND TP HCM giữ nguyên quan điểm của VKSND Tối cao, tiếp tục đề nghị tuyên thu hồi trên 6.126 tỷ đồng để trả lại cho CB. Phạm Công Danh và các công ty của Tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn trên 6.126 tỷ đồng cho 3 ngân hàng mà Danh gửi tiền sang cầm cố. Buộc Nguyễn Việt Hà phải nộp lại trên 69 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính, sung công quỹ Nhà nước.

Kết quả thẩm vấn công khai tại tòa cho thấy nêu không có sự hỗ trợ thì thì Phạm Công Danh sẽ không thể vay được tiền bằng hồ sơ khống và VNCB sẽ không bị thiệt hại, đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của những người liên quan tại 4 ngân hàng để làm rõ.

Tóm tắt phiên tòa 18/1

Trong phiên xét xử sáng 18/1, HĐXX vụ án Phạm Công Danh và các đồng phạm xảy ra tại 4 ngân hàng có đề cập đến việc kê biên căn nhà số 26 An Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM.

Được triệu tập đến toà sáng 18/1, hai người con của bà Viên Tú Anh (chị vợ ông Trầm Bê) đề nghị giải tỏa căn nhà ở địa chỉ trên vì đó là nhà của cha mẹ họ, chứ không liên quan đến ông Trầm Bê.

Theo HĐXX, vì chồng bà Tú Anh đã mất nên phải xác định thừa kế. Hiện căn nhà trên còn nhiều người trong gia đình sinh sống vì vậy HĐXX yêu cầu những người ấy phải làm giấy ủy quyền cho con bà Tú Anh để có toàn quyền xử lý tài sản này. Các ủy quyền phải đúng theo quy định pháp luật tức là có chữ ký, có công chứng, có chứng thực cho thấy họ hoàn toàn đồng ý uỷ quyền.

Con bà Tú Anh cho hay sẽ trả lời HĐXX về việc nộp giấy ủy quyền trong đầu tuần này.

Còn một căn nhà nữa thuộc về ông Trầm Bê hiện đang được sửa chữa.

xet xu pham cong danh sang 221 de nghi thu hoi 6126 ty dong tu ngan hang bidv tpbank sacombank tra cho cb de khac phuc hau qua

Ngoài ra, trong phiên xét xử đại diện Sacombank, TPBank đồng loạt lên tiếng trước tòa về việc "đòi tiền" của CBBank.

Theo đại diện TPBank, việc ông Phạm Công Danh làm trái, làm mất tài sản thì ông Danh phải chịu. Theo trình bày của ngân hàng cũng như HĐXX đã làm rõ những ngày qua, toàn bộ nguồn tiền vay từ TPBank đã được sử dụng để tăng vốn, trả cho bà Hứa Thị Phấn, nhóm Trần Ngọc Bích, công ty Hải Tiến, trả lãi ngoài và các khoản chi khác.

Theo kết luận giám định, TPBank không bị thiệt hại, mà thiệt hại thuộc về CBBank. Nếu HĐXX phán quyết rằng CBBank bị thiệt hại thì đề nghị HĐXX xem xét thu hồi từ các nguồn tiền được sử dụng nêu trên.

Phía Sacombank tại phiên xét xử đã đề nghị CBBank trả lời các câu hỏi. “Ngân hàng Xây dựng yêu cầu Sacombank bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Căn cứ pháp lý nào đòi thu hồi thiệt hại?”. Đại diện CBBank yêu cầu Sacombank bồi thường 1.800 tỷ đồng liên quan đến khoản vay của 6 công ty, còn căn cứ pháp lý thu hồi xin phép trình bày tại phần tranh luận.

Luật sư phía Sacombank cho hay CBBank đòi tiền các ngân hàng là mới phát sinh sau ngày 4/1, và tại sao CBBank lại không tự mình xác định thiệt hại từ trước mà lại phải chờ đến bây giờ? Vị đại diện CBBank nói rằng họ xác định tư cách tham gia vụ án thế nào thì xác định quyền, tư cách và nghĩa vụ theo tư cách đó.

PV

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.