|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh sáng 1/2: Bị cáo Danh xin xác định làm rõ 4.500 tỷ đồng là có số tiền 2.600 tỷ đồng vay tại BIDV không

06:41 | 01/02/2018
Chia sẻ
Trong khi Viện kiểm sát cho rằng, 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ không phải vật chứng của vụ án thì ông Phạm Công Danh lại khẳng định 4.500 tỷ đồng hoàn toàn là vật chứng, là số tiền sai phạm, phải dùng để khắc phục hậu quả.
xet xu pham cong danh sang 12 bi cao danh xin xac dinh lam ro 4500 ty dong la co so tien 2600 ty dong vay tai bidv khong Xét xử Phạm Công Danh sáng 30/1: Phạm Công Danh xin trình bày để khắc phục hậu quả
xet xu pham cong danh sang 12 bi cao danh xin xac dinh lam ro 4500 ty dong la co so tien 2600 ty dong vay tai bidv khong Xét xử Phạm Công Danh sáng 29/1: Chỉ truy thu tiền từ 3 ngân hàng thì chưa đủ để khắc phục hậu quả của vụ án

Đại diện VKS tranh luận

Đối với quan điểm của luật sư bào chữa và 3 bị cáo liên quan đến BIDV, VKS cho rằng khi VNCB không đủ điều kiện cầm cố, bảo lãnh thì BIDV cũng không đủ điều kiện. Về khoản 4.500 tỷ đồng, VKS không có ý kiến.

Bị cáo Danh có ý kiến xác định làm rõ 4.500 tỷ đồng là có số tiền 2.600 tỷ đồng vay tại BIDV không.

HĐXX đề nghị VKS trình vày căn cứ pháp lý thu hồi 6.126 tỷ đồng.

Theo VKS, hành vi của các bị cáo là chuỗi hành vi, kết nối trực tiếp với nhau chứ không tách riêng, làm thiệt hại cho VNCB 6.126 tỷ đồng. Nếu không có sự tiếp tay của bị cáo Cường, Thủy, Hà thì không gây ra hậu quả, do đó, VKS bảo lưu quan điểm luận tội đối với bị cáo Thủy.

Đối với bị cáo Bình, bị cáo hoàn toàn không phủ nhận, bị cáo đề nghị hưởng án treo, điều này thuộc thẩm quyền của HĐXX nên VKS mong HĐXX xem xét.

Đối với ý kiến của luật sư bào chữa cho bị cáo Trầm Bê, Phan Huy Khang, VKS kiến nghị HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi của các bị cáo. Vì lợi ích của ngân hàng mà bị cáo sai sót khi cho vay do đó cáo trạng buộc tội cố ý là hoàn toàn có căn cứ. VKS nêu lại tội cố ý là gì qua đó khẳng định các bị cáo là cố ý vi phạm.

Đối với căn cứ pháp lý về thiệt hại 6.126 tỷ đồng, việc thu hồi tiền từ 3 ngân hàng là khách quan, đúng quy định của pháp định; đây là tài sản của ngân hàng CB huy động từ dân cư.

Luật sư Trần Minh Hải bổ sung ý kiến liên quan đến 4.500 tỷ đồng

Theo luật sư, 4.500 tỷ đồng đã nộp vào CB, không hề hòa tan mà được ngân hàng CB theo dõi, nên luật sư muốn trả về số tiền về đúng sự thật. Nếu không khấu trừ vào thiệt hại, thì ông Danh oan thật.

Một luật sư khác bào chữa cho ông Danh cũng không đồng ý quan điểm VKS cho phép ông Danh khởi kiện CB số tiền 4.500 tỷ đồng. CB phải hạch toán khoản tiền này để trả cho ông Danh.

Bị cáo Hoàng Long Hà xin bổ sung ý kiến, hoạt động cầm cố không phải hình thức cho vay, không ảnh hưởng bởi điều 127 luật TCTD.

3 bị cáo đều khẳng định đây là hợp đồng cầm cố, không thuộc phạm vi của điều 127 TCTD.

Bị cáo Danh xin bổ sung ý kiến là có cơ sở, căn cứ 6.126 tỷ đồng bị xem là tiền sai phạm, dùng tiền đó để tăng vốn thì có phải xem số tiền sử dụng đó là sai phạm hay không? Số tiền này phải trả lại cá nhân ông Danh. Toàn bộ khoản tiền nếu bị cáo dùng hết thì cũng dùng cho Ngân hàng. Bị cáo mong HĐXX xem xét trả lại số tiền trên.

Luật sư Lê Thị Bích Chi (bào chữa cho bị cáo Sơn) tham gia tranh luận

Luật sư vẫn giữ nguyên quan điểm bào chữa rằng các bị cáo không phạm tội giúp sức cho Phạm Công Danh. Các bị cáo vi phạm điểm d khoản 1 điều 127 của Luật TCTD.

Luật sư cho rằng: Khoản 1 điều 127 quyết định tác đối tương là VNCB chứ không phải là BIDV. Tại nội dung khoản 2 điều 127, trong trường hợp này có tài sảm bảo đảm hay không là vấn đề nội bộ của VNCB và công ty Phong Hiệp. Giao dịch giữa VNCB, BIDV và cty Phong Hiệp là giao dịch cầm cố thì không phải 1 hợp đồng cấp tín dụng và không thuộc vào điều 127.

Luật sư cho rằng, bản thân các bị cáo cũng không bàn bạc thống nhất với Phạm Công Danh, cũng không biết ông Trần Hiệp là thành viên HĐQT của VNCB.

Luật sư Quỳnh Thi (bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà) tham gia tranh luận

Cáo buộc các bị cáo tại BIDV Gia Định vi phạm điểm d, khoản 1, điều 127 luật các TCTD, trong đó có bị cáo Hoàng Long Hà. Ông Hà giải quyết cho công ty Phong Hiệp vay vốn, chỉ ký hợp đồng cầm cố, không ký hợp đồng bảo lãnh, VKS chưa xem xét, đánh giá vấn đề này. Nếu sử dụng điều 127 để làm ăn cứ truy tố ông Hoàng Long Hà thì chưa vững chắc. BIDV chỉ ký hợp đồng cầm cố, vậy những điều luật liên quan đến hợp đồng bảo lãnh không có căn cứ để truy tố.

Đại diện VKS luận tội bổ sung 3 bị cáo thuộc BIDV chi nhánh Gia Định

VKS Giữ nguyên phần luận tội đối vơi 3 bị cáo Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo nhưng thay đổi nội dung ở phần căn cứ vi phạm của các bị cáo. Căn cứ theo kết quả giám định của NHNN và trình bày của đại diện giám định tại tòa, VKS xác định hành vi của 3 bị cáo là vi phạm điểm d khoản 1 điều 127 của Luật TCTD.

Về số tiền 4.500 tỷ, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm 4.500 không phải vật chứng, không thu hồi số tiền này, đây là quan hệ CBBank và phạm công Danh. Đồng thời giữ nguyên quan điểm vẫn thu hồi số tiền 6.126 tỷ rừ 3 ngân hàng.

HĐXX đề nghị CBBank trình bày rõ dòng tiền đi và đến của tăng vốn điều lệ

Đại diện CBBank xác nhận số dư đầu ngày 14/2/2014 có 13.000 tỷ đồng, trong đó có 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ. Ở giai đoạn 14/2- 26/7/2014, VNCB đã sử dụng hơn 7.600 tỉ đồng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng Nhà nước. Trong đó bao gồm cả số tiền 4.500 tỷ đồng gửi tại LienVietPostbank chuyển về Sở giao dịch NHNN. Tuy nhiên, số tiền này đã hòa vào dòng tiền chung, của ngân hàng nên khó xác định số tiền này đang ở đâu.

Luật sư hỏi: Số tiền này là do 22 cá nhân nộp vào VNCB để tăng vốn điều lệ nhưng chưa được NHNN chấp nhận. VNCB đã sử dụng cho những hoạt động của ngân hàng, không phải sử dụng mục đích của ông Danh, số tiền này, thì chúng tôi cho rằng đó là tài khoản phải trả thì phía ngân hàng xử lý như thế nào?

Đại diện CBBank: Về những số tiền này chúng tôi đã chi tiêu cho hoạt động ngân hàng và bây giờ các sô liệu liên quan đến vụ án thì chờ quyết định của các cơ quan.

Bị cáo Phan Thành Mai đặt một số câu hỏi với CBBank: Việc sử dụng dòng tiền tại CBBank từ ngày 14/2 đến 31/5?; Làm rõ điều 4 Thông tư 05 của bộ tài chính về hạch toán số tiền 4.500 tỷ đồng; Dòng tiền 4.500 tỷ đồng được sử dụng thế nào từ 31/5 đến 21/6/2014?.

Đại diện CBBank cho hay sẽ ghi nhận. Tuy nhiên, HĐXX nhấn mạnh nếu CBBank không trả lời được ngay phải tìm hiểu để trả lời vào chiều hôm nay.

Luật sư: Vì lý do tế nhị, đại diện EY không muốn trình bày quan điểm của mình

Liên quan đến 4.500 đồng, đại diện CBBank cho hay trong báo cáo có xác định nội dung đề nghị giảm 7.500 tỷ đồng xuống 3.000 tỷ đồng. Các số liệu liên quan đến vụ án, CBBank giữ nguyên hiện trạng.

Luật sư trình bày lại đề nghị nội dung liên quan đến bút toán 4.500 tỷ đồng của CBBank. Ngân hàng khẳng định giữ lại nguyên số liệu báo cáo tài chính năm 2014.

Luật sư: Nếu phải ghi giảm Số tiền 4.500 tỷ đồng thì ghi nhận ở đâu?

CBBank: Cái này là giả định nên chúng tôi không trả lời.

LS: Công ty kiểm toán có đồng ý ghi giảm không?

CBBank: Cái này chúng tôi không cung cấp, đây là của công ty kiểm toán. Luật sư nên hỏi ý kiến của công ty kiểm toán

LS: Công ty kiểm toán có trình bày ghi giảm Vốn chủ sở hữu thì sẽ giảm mục nào nữa không?

CBBank: Không có làm việc với kiểm toán, nên không rõ.

LS: Về nguyên tắc, phải thu nếu thu được thì không còn khoản phải thu nữa. Khi kiểm toán giảm vốn chủ sở hữu thì phải ghi nợ có đúng không?

CBBank: luật sư nên hỏi đại diện kiểm toán.

LS: Trong BCTC 2014 đã kiểm toán, có khoản nào ông Phạm Công Danh nợ ngân hang xây dựng hay không?

CBBank: Theo tôi nghĩ, không có bút toán nào ghi như vậy.

Luật sư Trần Minh Hải cho rằng vì lý do tế nhị, đại diện EY không muốn trình bày quan điểm của mình và yêu cầu HĐXX xem xét để có thể tạo điều kiện công khai BCTC kiểm toán.

Luật sư đề nghị loại bỏ tư cách đại diện của kiểm toán viên EY vì không hiểu gì về nghiệp vụ ngân hàng

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, đại diện EY cho biết,có 2 người liên quan đến báo cáo kiểm toán CBBank đã nghỉ việc.

Trả lời các câu hỏi của luật sư Hà Hải (bào chữa cho Phạm Công Danh), đại diện công ty kiểm toán EY cho rằng, ông đến tòa để ghi nhận do nhận được giấy triệu tập quá trễ nên không chuẩn bị được nội dung. “Tôi đến tòa để ghi nhận các ý kiến, câu hỏi của tòa về trình ban lãnh đạo, chứ không thể trả lời ngay”, đại diện công ty kiểm toán nói

Luật sư Trần Minh Hải hỏi công ty kiểm toán: Công ty kiểm toán E&Y xếp hạng thế nào tại Việt Nam?. Ông Tuấn, đại diện công ty kiểm toán E&Y trả lời: “Tại Việt Nam không có chuẩn xếp hạng nên không biết”.

Luật sư tiếp tục đặt câu hỏi Kiểm toán cho bao nhiêu ngân hàng?; Vốn lưu động của ngân hàng có phải là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả không?... Trước nhiều câu hỏi của luật sư Minh hải, ông Tuấn trả lời ghi nhận. Luật sư Hải đề nghị HĐXX loại bỏ tư cách đại diện của công ty kiểm toán đối với ông Tuấn, bởi ông không hiểu gì về nghiệp vụ ngân hàng, sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.

Luật sư Trương Quốc Hòe hỏi ông Tuấn: Căn cứ để công ty kiểm toán đánh giá VNCB có phải là báo cáo kiểm toán của VNCB năm 2014?, Dựa vào tài liệu nào để làm báo cáo kiềm toán?; Trách nhiệm của Kiểm toán viên như thế trong việc làm báo cáo kiểm toán?; Trong trường hợp chuyển đổi sở hữu của loại hình doanh nghiệp thì trách nhiệm của kế toán và kiểm toán là gì?. Nhưng ông Tuấn không trả lời cả 4 câu hỏi này. Luật sư Hòe đề nghị ông Tuấn báo cáo lãnh đạo và sớm trả lời luật sư cũng như HĐXX.

Giám sát NHNN: BIDV cho cty Phong Hiệp vay không vi phạm khoản 3 điều 126 Luật TCTD

Để xem xét toàn diện quá trình của VKS, HĐXX quyết định quay lại một phần nhỏ xét xử: thứ nhất là liên quan ba bị cáo ngân hàng BIDV, thứ hai2 liên quan 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, triệu tập 2 kiếm toán viên EY.

HĐXX thông báo nhận được văn bản từ đoàn giám sát NHNN. Ông Hồ Quang Bình, Trưởng đoàn giám sát NHNN trả lời về vi phạm VNCB bảo lãnh tại công ty Phong Hiệp.

Theo văn bản trả lời, ông Bình khẳng định lại không có hợp đồng bảo lãnh của ông Trần Hiệp vay vốn tại BIDV Chi nhánh Gia Định. BIDV nhận bảo lãnh cho vay Phong Hiệp không vi phạm khoản 3 điều 126 Luật tổ chức tín dụng. Bởi ông Trần Hiệp không phải pháp nhân của Công ty Phong Hiệp.

Ông Bình cho biết, BIDV cho công ty Phong Hiệp vay có vi phạm Pháp luật về bảo lãnh. Vi phạm này thuộc điều 127 Luật TCTD chứ không phải điều 126 luật TCTD.

Tóm tắt phiên xét xử Phạm Công Danh ngày 30/1:

Trong phiên tòa 30/1, bị cáo Phạm Công Danh đã xin HĐXX khắc phục hậu quả do bị cáo gây ra.

xet xu pham cong danh sang 12 bi cao danh xin xac dinh lam ro 4500 ty dong la co so tien 2600 ty dong vay tai bidv khong
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh

Ông Danh khẳng định 4.500 tỷ đồng hoàn toàn là vật chứng, là số tiền sai phạm phải dùng để khắc phục hậu quả. Theo báo cáo kiểm toán CB năm 2014 tiền mặt có trên 7.900 tỷ đồng do đó không phải ông Danh sử dung hết số tiền đó. Ông Danh mong HĐXX làm rõ sự thật, đúng bản chất sự việc.

Bị cáo Phan Thành Mai cũng xin tự bào chữa bổ sung 3 ý liên quan 4.500 tỷ đồng, thứ nhất, mong HĐXX xem xét 4.500 tỷ có còn hay không ở mốc 31/5/2014 chứ không ở thời điểm bị cáo bị khởi tố, số tiền này được sử dung chăm sóc khách hàng, trả lại thị trường 1…

Thứ hai, làm rõ địa chỉ của khoản tiền này. Thứ ba, bị cáo Mai mong giữ nguyên tắc giai đoạn 1 thu hồi khoản tiền này, mong HĐXX xem xét đề nghị của ông Danh về khắc phục thiệt hại.

Còn theo bị cáo Khương, những báo cáo của CBBank liên quan 4.500 tỷ đồng là sai, không đúng bản chất vụ án. Chứng cứ xác định 4.500 sử dụng như thế nào trong báo cáo CB vẫn còn nhập nhằng, dẫn đến lầm tưởng.

Bên cạnh đó, về quan điểm VKS số tiền 4.500 tỷ đồng, luật sư Võ Đăng Mạnh bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Viễn cho rằng, đây là nguyên nhân của vụ án, việc thu hồi sẽ khắc phục được hậu quả của các bị cáo, mong HĐXX xem xét thu hồi.

PV