|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

World Cup ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán thế nào

20:00 | 19/06/2018
Chia sẻ
Thanh khoản của một số thị trường giảm 48% ở kỳ World Cup năm 2014, 36% ở năm 2010 và thêm 10% mỗi khi có bàn thắng. 
world cup anh huong toi thi truong chung khoan the nao Đội vô địch World Cup 2018 sẽ được nhận bao nhiêu tiền thưởng?
world cup anh huong toi thi truong chung khoan the nao Công ty công nghệ Trung Quốc đổ bộ vào World Cup

“Trong khi các sự kiện thể thao khác ít tác động tới thị trường tài chính thì quy mô, sức hút của giải đấu này là những yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới thị trường”, Joshua Mahony, một chuyên gia phân tích thị trường tại IG London nhận định.

Theo Mahony, một nghiên cứu từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Hà Lan đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của World Cup tới khối lượng giao dịch của thị trường.

“Các trận đấu quan trọng diễn ra trùng với giờ mở cửa của thị trường chứng khoán có thể làm giảm thanh khoản. Trong thời gian diễn ra các trận đấu, khối lượng giao dịch giảm 48% ở kỳ World Cup năm 2014, 36% hồi năm 2010 và có thể giảm thêm 10% mỗi khi có bàn thắng”, nhà phân tích này thông tin.

Các chỉ số, cổ phiếu còn chịu tác động từ World Cup mạnh hơn các sự kiện toàn cầu khác trong cùng một thời điểm. Ông nói thêm, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra một thông báo kinh tế quan trọng, nó tác động tới chỉ số DAX của thị trường Đức còn ít hơn khi đội tuyển Đức thi đấu. Nhà phân tích này cho biết, đồng rúp có thể đảo ngược đà mất giá khi Nga gia tăng uy tín sau khi tổ chức thành công World Cup 2018.

Bên cạnh đó, Mahony cũng cho rằng, World Cup còn ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh doanh khác như nhà hàng, rạp chiếu phim, hộp đêm… “Khách hàng dành quá nhiều thời gian trước màn hình nên World Cup 2014 đã khiến những công ty nội thất như Kingfisher và DFS phải chịu áp lực lớn”.

Trái lại, theo Mahony, World Cup là cơ hội kinh doanh tốt với các quán rượu - nơi tập trung đông người hâm mộ trước màn hình lớn với đồ ăn nhanh và đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, các hãng hàng không, siêu thị, đồ ăn nhanh cũng được hưởng lợi.

Xem thêm

Anh Tú (theo BusinessTech)

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.