|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vua Thái Lan trở thành cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn Siam và Ngân hàng Thương mại Siam

16:05 | 19/06/2018
Chia sẻ
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà vua Thái Lan tại Tập đoàn Công nghiệp Siam hiện là 30,76% và tại Ngân hàng Thương mại Siam đang là 21,48% sau khi nhận chuyển nhượng lại từ Cục tài sản Hoàng gia Thái Lan (CPB). 

Nhà vua của Thái Lan Maha Vajiralongkorn Bodindradebayavarangkun vừa tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu của mình tại Siam Cement Group (Tập đoàn Công nghiệp Siam) và Siam Commercial Bank (Ngân hàng Thương mại Siam) để trở thành cổ đông lớn nhất của hai công ty này.

vua thai lan tro thanh co dong lon nhat tai tap doan siam va ngan hang thuong mai siam
Vua Thái Lan - Maha Vajiralongkorn

Tính đến ngày 15/6, vua Thái Lan đã tiếp quản tất cả số cổ phần mà trước đây nắm giữ bởi Cục tài sản Hoàng gia (CPB), một tổ chức quản lý thay mặt cho hoàng thân.

Theo đó, tỷ lệ sở hữu của nhà vua tại Tập đoàn Siam tăng từ 0,76% lên 30,76%, trị giá 155,8 tỷ Baht (tương đưởng 5,3 tỷ USD), dựa trên thị giá cổ phiếu kết thúc phiên ngày thứ Hai.

Tại ngân hàng Thương mại Siam, ngân hàng cho vay lớn thứ ba tại nước này, ông hiện nắm giữ 21,48% cổ phần, trị giá 97,5 tỷ Baht so với chỉ 3,34% trước đó.

Tổng giá trị nhận chuyển nhượng ở cả hai thương vụ khoảng trên 234 tỷ Baht, tuy vậy không rõ liệu có bất kỳ khoản thanh toán nào được thực hiện hay không.

Mặc dù được thông báo rằng, việc chuyển giao cổ phần sẽ không dẫn đến bất kỳ thay đổi nào đối với hoạt động của hai công ty nói trên. Tuy nhiên cổ phiếu của Siam Cement Group và Siam Commercial Bank đã giảm lần lượt 2,76% và 2,91% trong phiên vừa qua, so với mức giảm 1,47% của thị trường chứng khoán Thái Lan.

Cũng vào ngày 15/6, CPB thông báo rằng, quyền sở hữu tất cả tài sản của hoàng gia được đăng ký dưới tên tổ chức này sẽ được chuyển giao toàn bộ và hoàn nguyên cho vua Vajiralongkorn.

Tuyên bố cho cho biết, tài sản đăng ký dưới tên nhà vua sẽ trở thành đối tượng chịu thuế giống như tài sản của bất kỳ công dân nào khác.

Trước đây, thu nhập từ cho thuê và cổ tức được thanh toán cho các tài sản thuộc sở hữu của CPB đều không phải chịu thuế, vì tổ chức này được quy định như là một pháp nhân không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ thuế nào.

Việc chuyển giao tài sản lại cho nhà vua là sự thay đổi mới nhất liên quan đến tài sản của hoàng gia, do chính nhà vua khởi sướng sau khi cha ông, vua Bhummibol Adulyadej qua đời hồi tháng 10/2016.

Tài sản của CPB, bao gồm các lô đất tại Bangkok và cổ phần trong các công ty lớn niêm yết, ước tính giá trị 1.400 tỷ Baht (năm 2014).

Vào tháng 7/2017, đạo luật bất động sản hoàng gia được sửa đổi để nhà vua toàn quyền kiểm soát trong “quản lý và tạo ra lợi ích” đối với các tài sản này.

Sau khi sửa đổi, cổ phần của CPB tại Ngân hàng Thương mại Siam và Tập đoàn Siam sẽ được sang tên nhà vua, đây là hai cong ty ban đầu được thành lập bởi các vị vua trước đây của triều đại Chakri.

Trong quá khứ, tài sản của CPB được tách riêng biệt với tài sản của cá nhân nhà vua và các thành viên trong hoàng thân. Nhưng sau tuyên bố ngày 15/6, hai loại tài sản này sẽ được tính vào một “Tài sản hoàng gia”.

Tuyên bố cũng nêu chi tiết, sự thay đổi quyền sở hữu cũng sẽ cho phép nhà vua có thể ủy thác cho người đáng tin cậy để duy trì quản lý hoạt động của các tài sản đó.

Ngân hàng Thương mại Siam đưa ra thông báo ngay sau khi thị trường đóng cửa hôm thứ Hai rằng, trợ lý thân cận của nhà vua Vajiralongkorn - nguyên soái không quân Satitpong Sukvimol và cảnh sát trưởng Thumnithi Wanichthanom trở thành giám đốc, hiệu lực từ ngày 13/6.

Satitpong - người từng là thư ký riêng của nhà vua kể từ khi ông còn là hoàng tử, trở thành Chủ tịch HDDAQT của Tập đoàn Siam vào tháng Ba. Trước đó, ông này được nhà vua chỉ định điều hành CPB.

Một thành viên khác, Thumnithi, người chịu trách nhiệm về các vấn đề cá nhân của nhà vua tại Cục Hộ gia đình Hoàng gia khi ông là hoàng tử, cũng đảm nhận chức vụ giám đốc tại Tập đoàn Siam vào cuối tháng Tư.

Xem thêm

Bạch Mộc