|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vì sao VNĐ lại giảm giá so với USD ít hơn các đồng tiền khác?

13:00 | 20/06/2018
Chia sẻ
Trên thị trường liên ngân hàng, VNĐ có xu hướng giảm giá so với USD nhưng ở mức khá nhỏ so với việc giảm mạnh của đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi so với USD. Giảm mạnh nhất là đồng Peso của Argentina, giảm 32,57% từ đầu năm so với USD.
vi sao vnd lai giam gia so voi usd it hon cac dong tien khac Tỷ giá USD lập đỉnh mới dưới tác động của Fed và quan hệ Trung - Mỹ

Từ đầu năm, nhiều đồng tiền đã giảm giá khá mạnh so với USD và VNĐ cũng không ngoại lệ khi tỷ giá USD/VNĐ liên tục tăng và vượt mốc 23.000 để lập đỉnh mới. Tuy nhiên có thể nhận thấy mức tăng giá của đồng USD so với VNĐ trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam ở mức không cao nếu so với mức tăng so với các đồng tiền lớn khác trên thế giới, ở vào 0,5-2%.

Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng mới chỉ tăng 0,59% so với đầu năm và tăng 0,73% so với cùng kỳ lên 22.845. Trong khi đó đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi giảm mạnh so với USD.

Đồng Rupiah của Indonesia giảm 4,7% từ đầu năm và giảm 6,25% so với cùng kỳ;

Đồng Rupia của Ấn Độ giảm 6,35% từ đầu năm và giảm 5,3% so với cùng kỳ;

Đồng Peso của Philippine giảm 6,64% từ đầu năm và giảm 6,32% so với cùng kỳ;

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 19,37% từ đầu năm và giảm 25,21% so với cùng kỳ;

Đồng Peso của Argentina giảm 32,57% từ đầu năm và giảm 41,54% so với cùng kỳ.

vi sao vnd lai giam gia so voi usd it hon cac dong tien khac
VNĐ lại giảm giá so với USD ít hơn các đồng tiền khác (Ảnh minh hoạ)

Triển vọng kinh tế vĩ mô tốt

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), sự khác biệt ở đây là do các yếu tố kinh tế vĩ mô. Việt Nam có (1) tăng trưởng GDP cao (dự báo GDP tăng trưởng 6,7% trong năm nay và 6,5% trong năm sau); (2) lạm phát vẫn thấp (khoảng 4,3% năm nay và 4,5% trong năm sau); và (3) thặng dư tài khoản vãng lai (dự báo thặng dư 3,9% GDP trong năm nay và 2,1% GDP trong năm sau).

Theo đó Việt Nam được nhận định nằm trong nhóm có triển vọng kinh tế vĩ mô tốt nhất trong số các nền kinh tế sơ khai và mới nổi.

Nợ ngoại tệ ở mức vừa phải

Điều không kém phần quan trọng là mức nợ bằng ngoại tệ của chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam ở mức vừa phải. Theo ước tính chính thức mới nhất, nợ bằng ngoại tệ của chính phủ và có liên quan đến chính phủ là khoảng 41,4 tỷ USD, bằng 21,7% GDP tính tại thời điểm cuối năm 2015.

Trong đó, phần lớn là nợ ODA, là các khoản vay ưu đãi, nợ của khối tư nhân gồm cả DNNN, doanh nghiệp tư nhân và tổ chức tài chính là khoảng 41,2 tỷ USD tại thời điểm cuối 2015. Mặc dù không có số liệu cho những năm gần đây nhưng HSC cho rằng nợ nước ngoài không tăng nhiều trong những năm này.

Dự báo VNĐ giảm giá 2% trong năm 2018

Đến hiện tại, NHNN không cần thiết phải đưa ra bất kỳ can thiệp nào tỷ giá và HSC giữ nguyên dự báo tiền đồng sẽ giảm giá khoảng 2% trong năm nay.

Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn thu hút dòng vốn USD đáng kể đến từ giải ngân vốn FDI với ước tính đạt 20,1 tỷ USD trong năm 2018, tương đương 12,9% GDP; Kiều hối ước đạt 10,42 tỷ USD, tương đương 4,3% GDP, vốn ODA là 3,5 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP, thặng dư thương mại ước tính đạt 3,6 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP.

Cùng với đó, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng từ 37,7 tỷ USD vào đầu năm 2018 lên 63,5 tỷ USD vào cuối tháng trước. Dự trữ ngoại tệ tương đương hơn 3 tháng xuất khẩu, tăng từ mức 2,5 tháng vào cuối năm 2016.

Xem thêm

Trúc Minh

Nghiên cứu giảm thuế phí năm 2025, kéo dài thời gian giảm 2% VAT đến tháng 6/2025
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm tổng kết, đánh giá, đề xuất ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất trong năm 2025, nhất là việc tiếp tục gia hạn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.