|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ứng dụng gọi xe bắt tay ví điện tử: Cộng sinh để tồn tại?

13:10 | 14/11/2023
Chia sẻ
Nền tảng gọi xe Gojek đang tiếp nối đường đi của Grab khi tích hợp hai ví điện tử dẫn đầu Việt Nam là MoMo và ZaloPay vào phương thức thanh toán trên ứng dụng.

Ngày 14/11, nền tảng gọi xe Gojek thông báo tích hợp thêm ví điện tử ZaloPay, đa dạng hóa phương thức thanh toán không tiền mặt cho ứng dụng.

Hiện tại, Gojek cho biết chỉ mỗi dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến GoFood có thể thanh toán qua ZaloPay. Người dùng có thể thanh toán bằng ZaloPay cho các dịch vụ khác trên ứng dụng Gojek như dịch vụ vận chuyển (gọi xe hai bánh GoRide, xe bốn bánh GoCar) và giao hàng (GoSend) từ đầu năm 2024. Trước đó, Gojek đã tích hợp ví điện tử MoMo vào nền tảng vào đầu tháng 8.

Tháng 8/2023, ZaloPay và Gojek cũng đã triển khai tính năng cho phép các đối tác tài xế Gojek nạp tiền vào ví tài xế một cách tiện lợi thông qua ứng dụng ZaloPay. 

 Gojek tích hợp ZaloPay trên nền tảng. (Ảnh: Gojek).

Mối quan hệ hợp tác với ZaloPay cũng sẽ giúp Gojek phục vụ hệ sinh thái hơn 11,5 triệu người dùng ZaloPay và tiếp cận hàng chục triệu người dùng Zalo. Hai bên đều đánh giá cao lần hợp tác này, thúc đẩy thói quen tiêu dùng không tiền mặt của người dùng.

Ông Sumit Rathor, Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam, cho biết “Việc tích hợp ZaloPay trên Gojek đánh dấu một bước quan trọng trên hành trình đẩy mạnh việc áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Việc đa dạng hóa các phương thức thanh toán trên ứng dụng Gojek, tập trung vào thanh toán không dùng tiền mặt, là một trong những ưu tiên của chúng tôi.”

Cộng sinh để tồn tại

Trái ngược với trạng thái "bế quan tỏa cảng" trước đây, các ứng dụng gọi xe, giao đồ ăn đang thay đổi chiến lược khi mở rộng hợp tác với nền tảng ví điện tử. Xu hướng hợp tác với ví điện tử diễn ra khi ứng dụng gọi xe tìm cách tận dụng cơ sở người dùng có sẵn của đối tác, qua đó gia tăng doanh thu từ việc bán chéo sản phẩm của đôi bên.

Tuần trước, kỳ lân của Đông Nam Á - Grab đã tích hợp ví điện tử MoMo vào ứng dụng của mình. Hồi cuối quý I, Grab cũng đã hợp tác với ZaloPay để triển khai thanh toán không tiền mặt. Như vậy, chỉ trong một năm trở lại đây, Grab đã nhanh chóng bắt tay với hai ví điện tử sở hữu lượng người dùng đông đảo tại Việt Nam.

Trước đó, hình thức thanh toán trên Grab chỉ xoay quanh tiền mặt, thanh toán qua thẻ và ví Moca của chính Grab.

Ngoại trừ ShopeeFood với hệ sinh thái khép kín từ Shopee. Hiện tại, hầu hết các ứng dụng giao đồ ăn - gọi xe đều sở đa dạng hình thức thanh toán không tiền mặt.

Ứng dụng Be của Việt Nam vượt trội về lượng đối tác thanh toán. Người dùng của ứng dụng này có thể sử dụng MoMo, ZaloPay, ShopeePay, TrueMoney, Viettel Money, Smart Ví. Bên cạnh các hình thức thanh toán thông qua thẻ và đối tác liên kết là ngân hàng số Cake by VPBank.

Trong khi đó, ứng dụng đến từ Hàn Quốc - Baemin lại là đơn vị duy nhất tích hợp Apple Pay vào nền tảng. Ngoài Apple Pay, Baemin còn là đối tác với Ví Appota, ZaloPay, MoMo, VNPAY, và Viettel Money.

Theo báo cáo của Decision Lab, trong quý I/2023, MoMo chiếm 68% thị phần ví điện tử, tiếp theo ZaloPay chiếm 53%, Viettelpay chiếm 27%, ShopeePay (Airpay) có thị phần 25%, VNPay ở vị trí tiếp theo với 16% và ví điện tử Moca đứng ở vị trí thứ 6 với 7%.

Báo cáo Người tiêu dùng số tập trung vào thói quen trực tuyến của người tiêu dùng, bao gồm việc sử dụng mạng xã hội, giải trí như âm nhạc, phim ảnh, và video trực tuyến và mua sắm trực tuyến.

Thành Vũ

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.