Tỷ giá Euro hôm nay (15/1): EUR trong nước biến động nhẹ, giá bán EUR chợ đen dừng ở 26.650 VND
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: thoughtco.com) |
Tỷ giá Euro ngân hàng biến động nhẹ
Tỷ giá Euro hôm nay (15/1) biến động nhẹ ở thị trường trong nước, tỷ giá Euro niêm yết khảo sát vào lục 9h30 sáng nay hầu hết đều tăng điểm. Chỉ duy nhất tại BIDV, giảm 9 đồng ở giá Euro mua vào, tăng 40 đồng ở chiều bán ra.
Mức tăng tỷ giá tại các ngân hàng dao động trong khoảng từ 20 - 53 đồng. Ngân hàng Eximbank có mức tăng tỷ giá nhiều nhất, tăng 53 đồng ở cả hai chiều mua - bán. VIB không thay đổi tỷ giá so với ngày hôm trước.
Tỷ giá ngân hàng Vietcombank tăng 23 đồng ở chiều mua và tăng 24 đồng ở chiều bán, giá bán Euro vẫn duy trì trên mức 27.000 VND, mặc dù vẫn thấp hơn tại VietinBank (27.179 VND).
Giá mua Euro ngân hàng dao động từ 26.091 - 26.502 VND/EUR; giá bán dao động từ 26.777 - 27.179 VND/EUR. Theo đó, Vietcombank là ngân hàng có giá mua Euro cao nhất (26.502 VND/EUR), trong khi BIDV là ngân hàng có giá bán Euro thấp nhất (26.777 VND/EUR).
Trên thị trường chợ đen, giá mua Euro tăng 40 đồng trong khi giá bán ra không đổi, tỷ giá Euro được giao dịch ở mức 26.610 - 26.650 VND/EUR, biên độ giá mua bán co hẹp chỉ còn 40 đồng.
Bảng tỷ giá Euro niêm yết tại các ngân hàng sáng 15/1
Ghi chú: Tỷ giá mua - bán tiền mặt | ||||
Ngân hàng | Tỷ giá EUR hôm nay 15/1/2019 | Thay đổi so với ngày hôm trước | ||
Ngân hàng | Mua | Bán | Mua | Bán |
Vietcombank | 26.422 | 27.164 | 23 | 24 |
VietinBank | 26.389 | 27.179 | 20 | 20 |
BIDV | 26.404 | 26.777 | -9 | 40 |
Eximbank | 26.434 | 26.787 | 53 | 53 |
Sacombank | 26.502 | 26.864 | 30 | 37 |
VIB | 26.354 | 26.793 | 0 | 0 |
HSBC | 26.091 | 26.987 | 30 | 31 |
Tỷ giá chợ đen | 26.610 | 26.650 | 40 | 0 |
Nguồn: Trúc Minh tổng hợp từ website các ngân hàng lúc 9h30
Đồng Euro chững lại so với các đồng tiền khác
Trên thị trường quốc tế, vào lục 10h04 giờ Việt Nam, tỷ giá Euro dừng ở 1,1485, tăng 0,09% so với bước giá trước đó.
Đồng Euro có vẻ trở nên "chìm lắng" so với các đồng tiền khác khi biến động nhẹ và dao động trong khoảng hẹp giữa các mức hỗ trợ và kháng cự của Fibonacci (theo phân tích kĩ thuật).
Cuộc chiến thương mại toàn cầu đang diễn ra tiếp tục cản trở các lĩnh vực sản xuất trên toàn Eurozone. Tuần trước, sản xuất công nghiệp ở Italy đã giảm 1,6% trong tháng 11 và giảm 1,3% tại Pháp. Xu hướng đáng báo động tiếp tục vào thứ Hai, khi sản xuất công nghiệp Eurozone giảm 1,6%.
Ngay cả tại Đức, nước công nghiệp hàng đầu của khu vực cũng gặp rắc rối khi chỉ số sản xuất công nghiệp đã giảm trong ba tháng liên tiếp.
Với ba nền kinh tế lớn nhất trong Eurozone có dấu hiệu suy yếu, các triển vọng hỗ trợ cho đồng tiền khu vực là con số 0. ECB đã kết thúc chương trình kích thích kinh tế vào tháng trước và đã bày tỏ kế hoạch tăng lãi suất vào cuối năm nay, nhưng điều này sẽ đòi hỏi các điều kiện kinh tế mạnh mẽ hơn ở Eurozone.