Từ trường hợp NHP bị phạt thuế, nhìn sang bất cập trong cách tính khấu hao tài sản cố định
Công ty NHP mới đây bị phạt thuế 511 tỷ đồng. (Ảnh minh họa). |
Mới đây, Cục thuế Hà Nội có quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế qua thanh tra tại CTCP Sản xuất Xuất Nhập khẩu NHP (Mã: NHP) với tổng mức phạt hơn 511 triệu đồng. Trong đó, có gần 352 triệu đồng tiền truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và giá trị gia tăng (GTGT) qua thanh tra; tiền chậm nộp hơn 84 triệu đồng; 70,5 triệu đồng tiền phạt khai sai mức 20% trên số thuế tăng thêm...
Lý do truy thu khoản thuế TNDN, cục thuế Hà Nội giải thích, NHP đã kê khai chi phí mua hàng hóa của đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh, không đủ hồ sơ theo quy định. Năm 2014 có 2 hóa đơn của 2 đơn vị và năm 2015 có 1 hóa đơn của 1 đơn vị bị bỏ địa chỉ kinh doanh.
Ngoài ra NHP cũng kê khai chi phí tài chính không phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ thanh tra, kê khai chi phí trích khấu hao nhà xưởng của tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty, chưa đủ điều kiện trích khấu hao. NHP còn bị phạt do mắc một số lỗi liên quan đến hóa đơn kê khai khác…
Bất cập trong quy định thời điểm tính khấu hao tài sản cố định
Trò chuyện với ông Lê Xuân Nghĩa dưới góc độ vừa là một chuyên gia kinh tế nhưng cũng đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) của NHP, ông cho biết, bất cập ở đây nằm ở việc hiểu khác nhau về thời điểm bắt đầu tính khấu hao đối với tài sản cố định.
“Nếu theo nguyên tắc kế toán thì sau khi hoàn tất việc mua bán tài sản và đưa vào sản xuất kinh doanh thì công ty phải tính khấu hao tài sản đó luôn. Tuy nhiên, tại Việt Nam từ lúc hoàn tất thủ tục mua bán đến khi sang tên đổi chủ thường mất thêm một khoảng thời gian nữa. Điều này dẫn đến sự khác biệt khi áp dụng theo Luật Thuế”, ông Nghĩa giải thích.
Ở Việt Nam, riêng việc sang tên tài sản chính chủ được mua phải mất từ 2 – 3 năm, ông Nghĩa nói thêm. Song cũng không thể trách bên làm thủ tục do phải điều tra các vấn đề liên quan đến nợ, hải quan, thuế hay nghiệp vụ ngân hàng… Đây chính là khoảng thời gian dễ khiến doanh nghiệp trích khấu hao sai. Bởi theo cơ quan thuế, phải hoàn thành xong các thủ tục giấy tờ sang tên mới bắt đầu được tính khấu hao tài sản.
Như vậy, nếu làm đúng theo luật tính khấu hao, doanh nghiệp sớm muộn cũng sẽ bị "sờ gáy" vì chưa đủ giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên nếu đợi các thủ tục giấy tờ sang tên đầy đủ, doanh nghiệp phải chịu thiệt không được trích khấu hao tài sản từ 2 – 3 năm, qua đó không có dòng tiền trở lại tái sản xuất kinh doanh. Các công ty đều phải đứng trước tình thế lựa chọn hoặc chịu phạt, hoặc không được tính khấu hao.
Ông Nghĩa lấy ví dụ về trường hợp của NHP. Năm 2014, Công ty có hợp đồng nhận chuyển nhượng nhà xưởng và sử dụng nhà xưởng này để hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên giá vào khoảng 14 tỷ đồng.
NHP khi đó trích ngay khấu hao tài sản cố định là nhà xưởng từ tháng 6/2014. Nhưng theo cơ quan thuế, tại thời điểm đó NHP chưa được trích khấu hao vì chưa có quyết định thu hồi đất và hợp đồng thuê đất với nhà nước. Kết quả NHP bị phạt dù không vi phạm, mặt khác cơ quan thuế cũng làm đúng luật.
“Không có ai sai trong trường hợp này, vấn đề chỉ là khâu pháp lý chưa đồng nhất”, ông Nghĩa nói.
"Doanh nghiệp không sai trong cách tính khấu hao, tuy nhiên vẫn phải chịu nộp thuế". |
Ông Nghĩa cho biết đã trao đổi vấn đề này với Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính và Vụ cũng thừa nhận đây là lỗ hổng pháp lý cần xem xét trong thời gian tới.
Thực tế, khi một doanh nghiệp bị xử lý vi phạm về thuế, sẽ có không ít các nguy cơ có thể xảy đến kèm theo ngoài việc chịu một khoản tiền phạt.
Theo ông Nghĩa, nguy cơ lớn nhất đối với các doanh nghiệp chính là việc ảnh hưởng đến uy tín công ty trên thị trường. Riêng NHP của ông ccó khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó điều làm ông băn khoăn nhất chính là việc những khách hàng đó nếu nghe được thông tin vi phạm thuế của NHP và hiểu sai thì có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, nhiều hệ lũy liên quan như công ty niêm yết bị cắt margin trên thị trường chứng khoán. Gần đây, hàng loạt các cổ phiếu trên cả hai sàn HOSE và HNX đều bị thông báo cắt margin vì vi phạm thuế trong đó có sự góp mặt của nhiều ông lớn như PLC, DTL, PXS, VNF…
Đáng chú ý trường hợp của cổ phiếu PDR và TDH khiến cho các nhà đầu tư thiệt hại hàng tỷ đồng do bị cắt margin đột ngột.
Superdong - Kiên Giang bị phạt thuế gần 58 tỷ đồng Được biết Superdong - Kiên Giang đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do có trụ sở kinh doanh đặt tại huyện ... |
Pháp lý phải rành mạch khi 'cắt' margin Trong diễn tiến chỉ số chứng khoán 2 sàn đều giảm điểm, câu chuyện DN bị phạt thuế, cổ phiếu niêm yết trên sàn bị ... |
HOSE: Thêm một doanh nghiệp không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ vì vi phạm kê khai thuế Đại Thiên Lộc (DTL) phải nộp số tiền gần 146 triệu đồng do vi phạm pháp luật về thuế. |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/