|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Từ bắt Trầm Bê đến chặn hiện tượng ‘tê giác xám’ trong ngành ngân hàng

21:37 | 03/08/2017
Chia sẻ
Hiện tượng “tê giác xám” - "ngó lơ" dù có sai phạm - từng xảy ra ngay với chính trường hợp của ông Trầm Bê.
tu bat tram be den chan hien tuong te giac xam trong nganh ngan hang
Chân dung ông Trầm Bê. Đồ họa: Phượng Nguyễn

Trầm Bê, khởi nghiệp từ gỗ, thành công nhờ bất động sản, bước chân trên con đường của một “ông trùm” tài chính, bất ngờ rời khỏi giới ngân hàng và rồi chính thức xộ khám. Kinh qua từng ấy thăng trầm, thế nhưng Trầm Bê vẫn luôn giữ trong mình thói quen: ít xuất hiện và rất kín tiếng.

Lần hiếm hoi ông Trầm Bê chủ động cung cấp thông tin cho báo chí là năm 2012 khi vị đại gia này dính nghi vấn… nhận sừng tê giác bất hợp pháp.

Chiều ngày 5/10/2012, ông Trầm Bê đã trao đổi với một số phóng viên báo chí và tỏ ra bức xúc với thông tin đồn đoán liên quan đến cá nhân ông trong suốt thời gian vừa qua; trong đó có chuyện mất trộm sừng tê giác bạc tỷ. Ông Trầm Bê cũng đồng thời trình ra một loạt giấy tờ “hợp pháp” của chiếc sừng tê giác bị mất. Vụ việc sau đó cũng chìm dần.

Nhắc đến chuyện sừng tê giác của ông Trầm Bê, lại làm liên tưởng đến một thuật ngữ kinh tế đang rất thịnh hành ở Trung Quốc thời gian gần đây, đó là hiện tượng “tê giác xám”.

Theo Bloomberg, cụm từ “tê giác xám” đã không được sử dụng rộng rãi trước khi cuốn sách The Gray Rhino: How to recognize and act on the obvious dangers we ignore (tạm dịch: Tê giác xám: Làm thế nào để nhận biết và hành động với những hiểm nguy rõ ràng mà chúng ta đã bỏ qua) của tác giả Michele Wucker, được xuất bản vào năm 2016.

Trong cuốn sách, tác giả dùng cụm từ trên như một cách nói ẩn dụ mô tả về các mối đe dọa mà chúng ta có thể đều đã lường trước nhưng lại chọn cách làm lơ, không quan tâm. Ví dụ như thảm họa cơn bão Katrina đổ bộ vào Mỹ năm 2005, sự sụp đổ của Liên bang Xô viết hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Hiện tượng “tê giác xám”, trong phạm vi hẹp, từng xảy ra ngay với chính trường hợp của ông Trầm Bê.

Tháng 4/2013, ông Trầm Bê đã bị xác định là dính vào bê bối về cho vay tại 4 ngân hàng (có liên quan đến vụ án Phạm Công Danh). Thời điểm ấy, phía Ngân hàng Nhà nước cho rằng, ông Trầm Bê không gây thiệt hại cho ngân hàng nên không bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an lại cho rằng, ông Trầm Bê có sai phạm nghiêm trọng.

Đến tháng 8/2015, khi NHNN chấp thuận nguyên tắc sáp nhập Southern Bank – Sacombank cũng là lúc ông Trầm Bê phải ủy quyền cổ đông cho NHNN và không tham được tham gia quản trị, điều hành sau sáp nhập.

Tháng 11/2015, ông Trầm Bê chính thức xin thôi giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Sacombank, chỉ một tháng sau khi Sacombank và Southern Bank chính thức sáp nhập.

Dùng dằng mãi đến tháng 2/2017, Trầm Bê mới chính thức chấm dứt mọi vai trò quản trị điều hành tại Sacombank, theo thông cáo từ NHNN.

Sau thời gian dài duy trì hiện tượng “tê giác xám” – “ngó lơ” dù có sai phạm – thì đến 1/8, ông Trầm Bê bất ngờ bị khởi tố và bắt tạm giam do liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Sacombank.

Ở phạm vi rộng hơn, hiện tượng “tê giác xám” đối với trường hợp của ông Trầm Bê vẫn đang được duy trì? Tại đại hội đồng cổ đông Sacombank vừa diễn ra mới đây, nhiều cổ đông đã bày tỏ bức xúc đối với thương vụ sáp nhập Southern Bank – Sacombank và đòi truy cứu trách nhiệm của Trầm Bê – người đạo diễn thương vụ này.

Cùng với đó, việc ông Trầm Bê – người từng giữ cương vị chủ chốt tại cả Sacombank lẫn Southern Bank – hiện đang nợ Sacombank tới 43.000 tỷ theo tiết lộ của Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh, cũng là tín hiệu về “tê giác xám” cần xem xét.

Nhìn rộng hơn nữa, không khó để thấy hiện tượng “tê giác xám” – “ngó lơ” dù đang có rủi ro, đang có sai phạm – đang xảy ra ở không ít trường hợp trong ngành ngân hàng. Chặn hiện tượng “tê giác xám” là việc phải làm, như điều mà cơ quan cảnh sát điều tra đang làm đối với vụ án Phạm Công Danh, khi không chỉ khởi tố ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang mà còn khởi tố trên 20 đối tượng khác liên quan đến TPBank, BIDV, Sacombank và Ngân hàng Xây dựng.

tu bat tram be den chan hien tuong te giac xam trong nganh ngan hang Ngân hàng Nhà nước từ chối nói về số nợ 43.000 tỷ đồng của Trầm Bê vì 'vụ án đang điều tra'

Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN không trả lời cụ thể về con số nợ 43.000 tỷ đồng của ông Trầm Bê ...

tu bat tram be den chan hien tuong te giac xam trong nganh ngan hang 25 bị can trong vụ ông Trầm Bê gồm những ai?

Việc bắt ông Trầm Bê, khởi tố những người khác là thực hiện giai đoạn 2 trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

tu bat tram be den chan hien tuong te giac xam trong nganh ngan hang ‘Nội soi’ sở hữu cổ phiếu Sacombank

Tính đến 30/6/2017, gia đình ông Trầm Bê có hơn 179 triệu cổ phần Sacombank, tương đương tỷ lệ sở hữu 9,511% vốn điều lệ ...

tu bat tram be den chan hien tuong te giac xam trong nganh ngan hang 'Không gây thiệt hại cho Sacombank', ông Trầm Bê có thể bị truy tố vì tội gì?

Tuy không gây thiệt hại cho Sacombank, BIDV, TPBank nhưng những cá nhân liên quan của các ngân hàng này hoàn toàn có thể bị ...

Kình Dương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.