TP HCM tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn FDI trong 9 tháng đầu năm 2017
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20/9/2017, cả nước có 24.199 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 310,19 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 167,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 183,5 tỷ USD (chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 51,1 tỷ USD (chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí nước đứng thứ ba với 17,8 tỷ USD (chiếm 5,7% tổng vốn đầu tư).
Ảnh minh họa: Internet.
Tính đến tháng 9/2017, có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 55,8 tỷ USD (chiếm gần 18% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 46,1 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Xinh-ga-po, Đài Loan, Quần đảo Virgin thuộc Anh và Hồng Kông.
Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố, trong đó TP HCM dẫn đầu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với 42,4 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư). Bình Dương đứng thứ hai với 29,2 tỷ USD (chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư). Hà Nội đứng thứ ba với 27,1 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư). Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ tư với 26,8 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).
Tính chung trong 9 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016. Tính đến ngày 20/9/2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 110,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 71,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 108,5 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 70,5% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 93,2 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 60,3% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 9 tháng năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,63 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 15,36 tỷ USD không kể dầu thô.
Tính đến ngày 20/9/2017, có 1.844 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 14,56 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2016; Có 878 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 6,75 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016 và 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4,16 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 12,64 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,37 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,58 tỷ USD, chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 6,31 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,91 tỷ USD, chiếm 23,17% tổng vốn đầu tư. Xinh-ga-po đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,14 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố. Trong đó, TP HCM là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 3,74 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư. Thanh Hóa đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,15 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3,14 tỷ USD chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư.
Trước đó, số liệu thống kê FDI 8 tháng đầu năm 2017, TP HCM cũng là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 3,3 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư, chính thức soán ngôi vị dẫn đầu của Thanh Hóa.
FDI giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam Theo các chuyên gia phân tích tại Pavilion, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. |
Samsung tăng vốn, Nhật đầu tư mạnh vào nhiệt điện Việt Nam Không chỉ vốn giải ngân mà cả nguồn vốn đầu tư mới từ các doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam cũng đang gia tăng mạnh ... |
Có nên thu hút dự án FDI có vốn nhỏ li ti? Dù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam vẫn không ngừng tăng tốc, song một hạn chế dễ thấy ... |
Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn trong 8 tháng đầu năm đạt 23,4 tỷ USD Từ đầu năm đến ngày 20/8, hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài thu hút 13,5 tỷ USD vốn đăng ký mới, 6,4 ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/