Tình trạng thiếu tàu đe dọa tới tăng trưởng thị trường LNG châu Á
Trong khi nhu cầu vận chuyển khí LNG tới Trung Quốc đang tiếp tục tăng đều đặn khi quốc gia này tăng mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên thân thiện môi trường, nguồn cung tàu không theo kịp với nhu cầu thuê tàu ngày càng tăng.
Tháng 11, cước thuê tàu vận tải vận chuyển khí LNG với dung tích bể chứa 150,000 – 170,000 m3 là 190.000 USD/ngày trong, tăng gấp 5 lần so với đầu tháng 5. Môi trường thị trường đã thay đổi đáng kể từ năm 2015 - 2016, khi cước phí chỉ mới khoảng 20.000 - 30.000 USD/ngày trong bối cảnh thị trường lo ngại về dư thừa nguồn cung tàu.
“Chúng tôi không ngờ sẽ thiếu tàu nhanh như vậy”, người phụ trách tàu vận tải khí LNG thuộc một công ty vận tải lớn của Nhật Bản cho biết.
Ảnh: Getty Images. |
Nguyên nhân chính đằng sau việc cước thuê tàu tăng là nhu cầu khí đốt gia tăng ở Trung Quốc. Với mục tiêu giảm ô nhiễm không khí một cách nghiêm túc, Trung Quốc đang nhanh chóng chuyển từ sử dụng than đá sang khí đốt tự nhiên để phát điện.
Các công ty năng lượng và trung tâm kinh doanh tại Trung Quốc đang đặt sớm các tàu chở LNG để nhập khẩu nhiên liệu ổn định trong dài hạn.
Nhưng quốc gia Châu Á khác cũng đang chuyển sang tiêu thụ khí đốt tự nhiên. Năm 2018, Bangladesh bắt đầu nhập khẩu khí LNG và Phillipines cũng đã tiết lộ kế hoạch xây dựng cảng nhập khẩu khí LNG đầu tiên của mình với khoảng đầu tư hơn 700 triệu USD.
Công ty nghiên cứu năng lượng Bloomberg New Energy Finance ước tính nhu cầu khí LNG toàn cầu sẽ lên tới 450 triệu tấn vào năm 2030, từ mức 284 triệu tấn trong năm 2017, với Châu Á là nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng.
Khoảng 600 tàu chở LNG đang được sử dụng trên toàn thế giới, và khoảng 40 tàu mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019.
Tuy nhiên, theo Nippon Yusen, hầu hết các tàu được thuê riêng cho những dự án mới theo hợp đồng dài hạn và chỉ có một số lượng ít trong đó được đưa vào thị trường vận tải.
Doanh số vận tải khí LNG đang gia tăng vì khí đốt tự nhiên, gồm cả dầu khí đá phiến của Mỹ, vốn không nhất thiết liên quan đến các hợp đồng dài hạn, đã được xuất khẩu trên quy mô 100% trong vài năm qua.
Hoạt động thương mại khí LNG, đã trở nên bền vững và được biểu thị bằng các hợp đồng dài hạn trong khoảng thời gian hơn 10 năm, đang thay đổi, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông không đủ, hoặc tàu chở không đủ, sẽ trở thành một trở ngại.
“Nguy cơ thiếu đầu tư kịp thời vào các đội tàu chở khí LNG có thể đe dọa tới sự phát triển của thị trường và an ninh nguồn cung, điều có thể xảy ra sớm hơn cả rủi ro thể tích chứa khí hóa lỏng không đủ”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/