Thủy sản Hùng Vương tiếp tục lỗ nặng nửa đầu niên độ tài chính, quy mô tài sản co hẹp
Thị giá chạm đáy lịch sử, HOSE đưa HVG vào diện kiểm soát đặc biệt, COD tạm ngừng giao dịch | |
Hùng Vương còn lại gì sau 'giông bão'? |
CTCP Hùng Vương (Mã: HVG) công bố BCTC hợp nhất chưa qua kiểm toán của quý II/2018 (niên độ 1/10 - 30/9). Lũy kế 6 tháng đầu năm tài chính 2018, doanh thu thuần của HVG đạt 5.281 tỷ đồng giảm 40% so với cùng kỳ năm trước và lỗ sau thuế gần 265 tỷ đồng, gấp 1,85 lần cùng kỳ.
Về cơ cấu doanh thu, doanh thu thuần 6 tháng từ hoạt động xuất khẩu đạt 2.266 tỷ đồng chiếm 42,8%; doanh thu thuần nội địa đạt 3.015 tỷ đồng chiếm 57,2% tổng doanh thu bán niên của Hùng Vương.
Diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh HVG( nguồn : QT tổng hợp) |
Lợi nhuận gộp 117 tỷ đồng, giảm đến 75% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp giảm từ 5,4% xuống còn 2,2%.
Trong kỳ, Hùng Vương tiếp tục lỗ hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và quản lý vẫn duy trì ở mức cao, khiến lỗ sau thuế lũy kế sáu tháng của HVG gấp gần hai lần cùng kỳ năm trước.
Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh doanh của HVG( Nguồn : QT tổng hợp) |
Tính đến cuối tháng 3/2018, quy mô tổng tài sản của HVG giảm 23% xuống còn 11.041 tỷ đồng. Trong đó, hai khoản mục tài sản giảm mạnh nhất là Khoản phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho với mức giảm lần lượt 6% và 36%.
Tuy giá trị sản hàng tồn kho và khoản phải thu giảm khá mạnh so với đầu kỳ nhưng các khoản trích lập dự phòng rủi ro cho các loại tài sản này lại không giảm xuống tương ứng.
Trích lập dự phòng rủi ro của HVG tại thời điểm 31/3/2018. (nguồn : BCTC quý II/2018 ) |
Thu hẹp quy mô tài sản để tạo dòng tiền trả nợ Ngân hàng
Thời gian vừa qua, HVG tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh theo hướng thu hẹp quy mô thông qua thoái vốn tại các công ty con. Ngày 16/11/2017 HVG đã bán thành công hơn 21 triệu cp, tương ứng hơn 54% vốn tại CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã : FMC) và chính thức không còn là công ty mẹ của FMC. Nguồn tài chính thu về từ hoạt động này, phần lớn được FMC dùng để trả nợ ngân hàng nhằm giảm bớt các gánh về chi phí tài chính cũng như áp lực trả nợ.
Tính đến ngày 31/3, giá trị các khoản nợ của HVG là 8.729 tỷ đồng chiếm khoảng 79% tổng nguồn vốn, giảm 3% so ở thời điểm đầu niên độ tài chính. Hầu hết bộ phận nguồn vốn của HVG đều có xu hướng giảm xuống. Trong đó, các khoản vay nợ liên quan đến ngân hàng giảm nhiều nhất với mức giảm khoảng 2.265 tỷ đồng.
Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của HVG trong 6 tháng đầu năm nay ( đơn vị: Tỷ đồng) |
Trước đó, ngày 5/6, HVG đã bị HOSE nhắc nhở do chậm nộp BCTC soát xét bán niên năm 2018 và giải trình biến động lợi nhuận trong BCTC quý II/2018.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/6, thị giá cổ phiếu HVG chỉ còn 2.990 đồng/cp
Diễn biến thị giá cổ phiếu HVG trong 6 tháng trở lại đây( nguồn: Vndirect) |
Xem thêmThị giá chạm đáy lịch sử, HOSE đưa HVG vào diện kiểm soát đặc biệt, COD tạm ngừng giao dịch Khắc phục gánh nặng tài chính, Hùng Vương sẽ tiếp tục thoái vốn tại Lâm thủy sản Bến Tre |