|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thực hư chuyện Hòa Phát ‘buôn tiền’

14:43 | 29/05/2018
Chia sẻ
Có giả thuyết đặt ra rằng Hòa Phát đang “buôn tiền”, nghĩa là tận dụng nguồn vốn vay lãi suất suất thấp đem đi cho vay với lãi suất cao. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện, giả thuyết này khó lòng là sự thật.
thuc hu chuyen hoa phat buon tien Hòa Phát sắp phát hành 600 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 40%
thuc hu chuyen hoa phat buon tien Bất chấp bảo hộ thương mại, xuất khẩu ống thép Hòa Phát tăng gần gấp 3 cùng kỳ
thuc hu chuyen hoa phat buon tien
Có giả thuyết cho rằng Hòa Phát đang “buôn tiền”.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 của Tập đoàn Hòa Phát có một điểm đang gây xôn xao: doanh nghiệp này đi vay với lãi suất rất thấp, trong khi lại gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất cao hơn đáng kể.

Cụ thể, các khoản vay ngắn hạn bằng VND của Hòa Phát chịu lãi suất từ 2,8% đến 9,7%. Trong khi đó, doanh nghiệp này lại gửi tiền vào ngân hàng ở kỳ hạn ngắn (không quá 1 năm) với lãi suất từ 4,3% đến 7,4%.

Như vậy, lãi suất đi vay tối thiểu của Hòa Phát thấp hơn lãi suất lãi suất gửi ngân hàng đáng kể, từ 1,5 điểm% đến 4,6 điểm%.

Có giả thuyết đặt ra rằng Hòa Phát đang “buôn tiền”, nghĩa là tận dụng nguồn vốn vay lãi suất suất thấp đem đi cho vay với lãi suất cao. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện, giả thuyết này khó lòng là sự thật.

Thứ nhất, Hòa Phát không công bố chủ khoản vay lãi suất thấp là ai. Nếu đó là cá nhân hoặc tổ chức không phải ngân hàng thì khoản vay đó hoàn toàn có thể có lãi suất thấp, theo chủ ý của người cho vay.

Chẳng hạn như trường hợp của Vinamilk, một nhóm các cá nhân đang cho doanh nghiệp này vay 17,5 tỷ đồng đến năm 2039 với lãi suất… 0%.

Nếu bên cho vay lãi suất thấp là ngân hàng thì điều này cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Với lãi suất không kỳ hạn chỉ vỏn vẹn 0,1%/năm, những ngân hàng nào được Hòa Phát gửi tiền không kỳ hạn hoàn toàn có cơ sở để cho Hòa Phát vay với lãi suất thấp, thậm chí còn thấp hơn mức 2,8%. Đó là còn chưa kể đến các khoản vay ưu đãi đặc biệt theo chính sách.

Thứ hai, Hòa Phát không công bố quy mô khoản vay lãi suất thấp. Nếu khoản vay này có quy mô nhỏ thì động lực để Hòa Phát “buôn tiền” gần như không có, vì lợi nhuận thu về cũng không được bao nhiêu.

Thứ ba, chuyện doanh nghiệp được vay với lãi suất thấp hơn cả lãi suất tiền gửi thông thường là khá phổ biến.

Chẳng hạn như trường hợp của Petrolimex, năm 2017, lãi suất vay đối với các khoản vay bằng VND của doanh nghiệp này dao động trong khoảng 2,2% - 5,4%/năm, nghĩa là thấp hơn cả Hòa Phát.

Hay như trường hợp của PNJ, doanh nghiệp trang sức này có khoản vay ngân hàng Vietcombank với giá trị 287 tỷ đồng, lãi suất dao động từ 2,8 – 5,2%/năm. Cùng với đó là khoản vay tín chấp các cá nhận với giá trị 206 tỷ đồng, lãi suất dao động từ 2,2 – 7,6%/năm.

Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thậm chí còn vay ngân hàng với lãi suất chỉ từ 1,5 – 7,7%/năm; vay thấu chi với lãi suất từ 0,8 – 7%/năm. Tập đoàn Masan có khoản vay ngân hàng không đảm bảo bằng VND với lãi suất từ 3,4 – 5,3%, mức thấp hơn đáng kể lãi suất tiền gửi trung bình trên thị trường.

Tóm lại, việc Hòa Phát nói riêng và doanh nghiệp nói chung vay lãi suất thấp, gửi tiền ngân hàng lãi suất cao không phải chuyện lạ và đơn thuần là vấn đề quản lý tài chính, cân đối dòng tiền.

Thanh Long

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.