|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bất chấp bảo hộ thương mại, xuất khẩu ống thép Hòa Phát tăng gần gấp 3 cùng kỳ

15:11 | 18/05/2018
Chia sẻ
4 tháng đầu năm 2018, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã cho ra thị trường 201.200 tấn sản phẩm các loại, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước, giữ vững thị phần số 1 Việt Nam với 27,37%. Đặc biệt, sản lượng xuất khẩu của Công ty đã tăng trưởng vượt bậc, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới tăng cường áp dụng các biện pháp đánh thuế với các sản phẩm thép nhập từ Việt Nam, ống thép Hòa Phát vẫn tăng trưởng mạnh sản lượng hàng xuất khẩu. Cụ thể, trong 4 tháng, ống thép Hòa Phát xuất khẩu 4.600 tấn sản phẩm sang các nước như Canada, Mỹ, các nước EU.

Mức sản lượng trên tăng tới 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước và bằng gần một nửa hàng xuất khẩu của năm 2017.

bat chap bao ho thuong mai xuat khau ong thep hoa phat tang gan gap 3 cung ky

Theo Hiệp hội thép Việt Nam nhận định, tuy những lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ đang tăng cao nhưng hoạt động xuất khẩu thép Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng liên tục trong các tháng đầu năm 2018.

Điều đó cho thấy mức thuế quan do Mỹ áp đặt không ảnh hưởng quá lớn đến ngành thép khi đã có nhiều thị trường xuất khẩu thay thế tiềm năng cho các doanh nghiệp thép Việt Nam bao gồm khu vực EU, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á.

Với công suất khoảng 800.000 tấn/năm, ống thép Hòa Phát hiện có các nhà máy tại Hưng Yên, Đà Nẵng, Bình Dương và Long An.

Năm 2018, Công ty đề ra kế hoạch sản lượng tăng trưởng 14%, tôn mạ kẽm tăng 20% so với sản lượng đạt được trong năm 2017.

Trong hoạt động xuất khẩu, Ống thép Hòa Phát định hướng tăng cường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nhằm phát huy công suất các nhà máy, đồng thời khẳng định thương hiệu của mình ở thị trường quốc tế, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm.

Bạch Mộc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.