|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thoải thuận Thuế Uber với Grab không có giá trị pháp lý?

15:27 | 25/04/2018
Chia sẻ
Thoả thuận thuế Uber với Grab có thể không có giá trị về pháp lý khi Uber không còn hoạt động ở Việt Nam.
thoai thuan thue uber voi grab khong co gia tri phap ly

Uber đã bán cho Grab rút khỏi Việt Nam nên thoả thuận Uber trả nợ thuế khả năng không có giá trị pháp lý, nên Grab vẫn phải trả nợ thay cho Uber!

Hiện nay Grab không chỉ phải cung cấp hợp đồng và các tài liệu liên quan đến việc chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền và thị phần kinh doanh của Uber cho TP.HCM mà còn phải trả khoản nợ thuế 53,3 tỷ đồng thay cho Uber. Grab cũng đã bị Bộ Công Thương phát đi thông báo cho biết sẽ tiến hành điều tra hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về Luật Cạnh tranh đối với thương vụ Grab mua lại Uber tại Việt Nam.

Trao đổi với báo Giao thông, ông Đàm Quý Dân, nguyên chuyên viên Vụ Thanh tra, Tổng cục Thuế cho hay, quy định nhà đầu tư phải xác định nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khai nộp thuế, đối với việc chuyển nhượng này. Bởi thông thường, hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền kinh doanh, thị phần kinh doanh tại Việt Nam của Công ty Uber B.V thuộc diện phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. “Cụ thể tại Nghị định 218 quy định rất rõ, các khoản thu nhập mà doanh nghiệp nước ngoài nhận được có nguồn gốc tại Việt Nam từ hoạt động cung ứng dịch vụ, quyền góp vốn…, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh, đều phải chịu thuế. Ngoài ra Thông tư 156 với hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ thuế thay tổ chức nước ngoài”, ông Dân nói.

Đồng quan điểm này, Luật sư Lê Văn Hoan, trưởng Văn phòng luật sư Lê Văn (Đoàn luật sư TP.HCM) khẳng định rằng: Nếu trước khi Grab mua lại Uber nhưng trước đó Uber vẫn còn nợ thuế thì đương nhiên Grab có trách nhiệm đối với khoản nợ thuế của Uber trước đó. Kể cả Uber phá sản thì khoản thuế cũng là một trong những khoản ưu tiên thu. “Trong trường hợp này tôi cho rằng, động thái thỏa thuận nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế nhưng là vô hiệu. Việc thỏa thuận của các bên chỉ có giá trị khi đó là sự tự nguyện của các bên và không trái quy định của pháp luật”, luật sư Hoan phân tích.

Cũng theo luật sư Hoan, việc mua bán, chuyển nhượng giữa các bên sẽ phát sinh thu nhập đó là phần chuyển nhượng vốn. Theo Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập này là đối tượng phải chịu thuế. Như vậy, cơ quan thuế yêu cầu các bên hoàn tất các thủ tục cũng như các nghĩa vụ về thuế đây là quyền và cũng là trách nhiệm của cơ quan thuế. Thậm chí, trong quá trình quản lý nếu phát hiện các bên có dấu hiệu của hành vi trốn thuế thì Cơ quan thuế có thể chuyển hồ sơ để Cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc.

Yên Trang