|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường thẻ thanh toán nội địa đã bão hòa?

11:30 | 03/04/2017
Chia sẻ
Tuy số lượng thẻ thanh toán nội địa tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng những năm gần đây lại có xu hướng chậm lại. Doanh số sử dụng thẻ nội địa hiện chiếm 89% doanh số sử dụng của tất cả các thẻ, nhưng thẻ nội địa lại chủ yếu dùng để rút tiền mặt.
thi truong the thanh toan noi dia da bao hoa
Giao dịch rút tiền mặt chiếm tỷ trọng gần 87% trong sử dụng thẻ thanh toán nội địa (Ảnh minh họa)

Tại hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2017, ông Đào Minh Tuấn - Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (VBCA) cho biết, năm 2016 thị trường thẻ Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Tính đến hết năm 2016, số lượng thẻ nội địa đạt gần 92,1 triệu thẻ, tương đương trung bình 1 người sử dụng 1 thẻ ngân hàng. Số lượng thẻ tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng những năm gần đây lại có xu hướng chậm lại. Điều này cho thấy thị trường thẻ nội địa có vẻ đã dần bão hòa.

Cụ thể, doanh số dùng thẻ nội địa hiện chiếm tỷ trọng 89% tổng số các loại thẻ, nhưng thẻ nội địa lại chủ yếu dùng để rút tiền mặt, chiếm 86,8% trong tổng doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa.

Ba năm gần đây, doanh số sử dụng thẻ nội địa chi tiêu tại POS tăng đều nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Doanh số sử dụng thẻ nội địa tại POS năm 2016 đã tăng trưởng hơn 54% so với năm 2015, cao hơn mức tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ quốc tế (chỉ đạt 29%)

Bên cạnh đó, số lượng thẻ quốc tế phát hành cũng có tăng trưởng không ngừng qua các năm. Cuối năm 2016, số lượng thẻ trên thị trường đạt trên 12 triệu thẻ, tăng 30% so với năm 2015. Cùng với sự tăng trưởng của số lượng thẻ, doanh số sử dụng thẻ quốc tế của người dân tăng nhanh, đạt hơn 224 nghìn tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2015.

thi truong the thanh toan noi dia da bao hoa
Ông Đào Minh Tuấn - Chủ tịch VBCA (Nguồn: SBV)

Đánh giá về việc phát triển mạng lưới ATM, ông Tuấn cũng nhận định các giao dịch qua ATM vẫn chủ yếu là giao dịch rút tiền mặt, chiếm 86,8% doanh số sử dụng của thẻ nội địa; doanh số rút tiền mặt/ATM/năm vẫn tăng qua các năm (từ 60 tỷ đồng năm 2012 lên 106 tỷ đồng năm 2016),

Xét về mạng lưới máy thanh toán thẻ POS, số lượng máy POS và doanh số thanh toán thẻ tại POS tăng lên liên tục qua các năm nhưng còn ở mức khiêm tốn. Trong đó, thẻ quốc tế vẫn được sử dụng chủ yếu để thanh toán tại POS. Hiệu suất của máy POS còn thấp, doanh số giao dịch của 1 POS năm 2016 chỉ tăng 6% so với năm 2015, trong khi giao dịch của 1 ATM tăng 20%.

Những dấu hiệu trên cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn phổ biến. Đây cũng là thách thức đối với toàn hệ thống để có thể đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt

Ngoài ra, khi nói về các phương tiện thanh toán phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới thanh toán điện tử (ECOM). Doanh số thanh toán qua ECOM liên tục tăng trưởng từ 2012 đến 2016.

Cụ thể, doanh số thanh toán nội địa tăng 597% từ 2012 – 2016, tăng 48% từ 2015 – 2016; doanh số thanh toán quốc tế tăng 319% từ 2012 – 2016, tăng 47% từ 2015 – 2016. Xu hướng thanh toán qua các kênh Digital banking (Ecom, Mobile,…) cùng với việc áp dụng bảo lưu thông tin (tokenization) trong thanh toán thẻ cũng đang tăng dần.

thi truong the thanh toan noi dia da bao hoa Giải mã 3 loại 'bẫy' thẻ tín dụng quốc tế

Có nhiều loại phí và cách tính lãi đối với thẻ tín dụng rất dễ gây hiểu nhầm mà khách hàng nên biết để có ...

thi truong the thanh toan noi dia da bao hoa Cẩn trọng với ưu đãi thẻ

Sau khi mở hàng loạt thẻ thanh toán bởi bị hấp dẫn với những ưu đãi đặc biệt mà các ngân hàng quảng cáo, nhiều ...

thi truong the thanh toan noi dia da bao hoa Thanh toán không dùng tiền mặt: Không dễ!

Việc thanh toán không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia cũng như cho doanh nghiệp và cá nhân về mặt ...

thi truong the thanh toan noi dia da bao hoa Người Mỹ chuộng thẻ ghi nợ hơn thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng gần đây được chú ý khá lớn nhờ các chính sách hoàn tiền và trả thưởng bằng dặm bay hấp dẫn. Tuy ...

Diệp Bình

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.