Thị trường mới nổi châu Á là thiên đường đầu tư trong thời điểm biến động quay trở lại
Nhìn ra thị trường mới nổi, cổ phiếu thị trường cận biên như Việt Nam, Pakistan... đang rực sáng | |
[Infographic] 5 yếu tố quan trọng đối với thị trường thế giới 2018 |
Số liệu tổng hợp từ Moody’s chỉ ra, trong số 22 nền kinh tế đang phát triển, Đài Loan và Thái Lan dẫn đầu về cán cân vãng lai, trong khi Brazil và Hungary được dự báo có mức nợ công lớn nhất.
“Tài sản trên thị trường được mua với khối lượng lớn, nhưng từ thời điểm này không phải nền kinh tế nào cũng sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Châu Á nổi bật cả về chính trị và kinh tế. Trong khi châu Mỹ Latin và châu Âu đang đối mặt với nhiều vấn đề chính trị, còn Trung Đông đang vướng phải rủi ro địa chính trị”, ông Tsutomu Soma, Tổng giám đốc của phòng Tư vấn Tài chính Độc lập của công ty SBI Securities, Tokyo cho biết.
Mặc dù, tài sản trên thị trường mới nổi đã phục hồi phần nào mất mát từ sự hỗn loạn trong tháng 2, một đợt biến động mạnh khác có thế sắp diễn ra khi lợi suất trái phiếu chính phủ tiêu chuẩn của Mỹ lên gần 3% trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có khả năng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Chỉ số MSCI thị trường mới nổi đang hướng đến tuần tăng thứ hai, tăng 0,8% tính tới thời điểm này.
Dưới đây là so sánh về các chỉ số kinh tế của 22 quốc gia đang phát triển:
Theo Moody’s, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có tham hụt tài khoản vãng lai lớn nhất trong năm nay ở mức 4,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), theo sau là Argentina và Colombia. Ngược lại, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc là những quốc gia có thặng dư lớn nhất, vượt 5% GDP.
Về tiền tệ, những quốc gia có sự kết hợp của thặng dư tài khoản vãng lai vững chắc, dự trữ ngoại tệ khổng lồ và vị thế nhà đầu tư nước ngoài lớn có thể vẫn thể hiện tốt dù biến động trên thị trường gia tăng, theo ông Divya Devesh, chuyên gia phân tích tiên tệ tại Standard Chartered, Singapore cho biết.
Standard Chartered giữ lập trường tích cực đối với đồng baht, trong khi dự báo đồng peso Philippines tiếp tục thể hiện không tốt vì thâm hụt tài khoản vãng lai và thiếu tập trung của ngân hàng trung ương.
Nhìn vào số liệu tài chính có thể rút ra một số gợi ý đối với nhà đầu tư trái phiếu. Theo đó, Brazil sẽ là quốc gia có thâm hụt ngân sách lớn nhất năm 2018 ở mức 8% GDP, trong khi chỉ có Cộng hòa Séc và Hàn Quốc sẽ ghi nhận thặng dư, theo Moody’s.
“Các quốc gia với nền tảng mạnh mẽ có thể là nơi diễn ra biến động dòng chảy nguồn vốn. Một số yếu tố làm tăng tính nhạy cảm đối với những dòng chảy này gồm nhu cầu tài chính lớn hơn, phản ánh trên ngân sách và/hoặc sự mất cân bằng thu chi quốc tế, cũng như mức độ đòn bẩy tương đối cao”, ông Anushka Shah, chuyên gia phân tích của Moody’s tại Singapore nhận định.
Brazil cũng là quốc gia có gánh nặng nợ chính phủ lớn nhất với gần 80% GDP trong năm nay, Moody’s cho biết. Trong khi quốc gia có nợ chính phủ ít nhất là Nga chỉ với 14% GDP.
Theo ông Shah, những quốc gia với dự trữ ngoại hối mạnh sẽ phản ứng tốt hơn đối với cú sốc từ bên ngoài, một lý do để giới đầu tư có thể lạc quan về tài sản tại các quốc gia này. Còn đối với những chính phủ phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ để tài trợ cho toàn bộ khoản nợ của họ, như Indonesia, Peru, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ dễ bì tác động bởi nguồn vốn ngừng bất ngờ hoặc chảy ra khỏi quốc gia.
Quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức trung bình, hoặc có nghĩa vụ trả nợ quốc tệ trong năm tới cao hơn dự trữ ngoại hối hiện tại gồm Chile, Argentina, Malaysia, Hungary, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.