|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 2/4: Chứng khoán và ngân hàng 'bốc đầu', VN-Index hướng mốc 1.200 điểm

09:48 | 02/04/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 2/4, sắc xanh đồng loạt xuất hiên trên diện rộng, VN-Index bật tăng ngay đầu phiên và tiếp tục leo lên đỉnh giá mới.
thi truong chung khoan 24 chung khoan va ngan hang boc dau vn index huong moc 1200 diem Nhận định thị trường chứng khoán 2/4: Dòng tiền tập trung tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn
thi truong chung khoan 24 chung khoan va ngan hang boc dau vn index huong moc 1200 diem Thị trường chứng khoán 30/3: Nhóm trụ đồng khởi, VN-Index cuối cùng cũng bứt khỏi đỉnh lịch sử

VN-Index hướng mốc 1.200 điểm, giá trị giao dịch tăng mạnh 25%

Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/4, VN-Index tăng 22,15 điểm (1,89%) lên 1.196,61 điểm. HNX-Index tăng 2,22% lên 135,4 điểm và UPCoM-Index tăng 0,42% lên 60,92 điểm.

Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 9.360 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với phiên trước. Trong đó, HOSE có thanh khoản 245,8 triệu đơn vị (8.040 tỷ đồng), HNX với 52 triệu đơn vị (937,6 tỷ đồng) và UPCoM với 15,7 triệu đơn vị (384 tỷ đồng).

Đà tăng của VN-Index ghi nhận đóng góp lớn từ các cổ phiếu trụ như VIC khi tăng 4,9%, VCB tăng 5%. Hai mã BID, GAS tăng lần lượt với 3,7% và 3,6%, riêng ROS tăng trần đi kèm thanh khoản gấp đôi phiên trước với hơn 2 triệu đơn vị.

Dù VN-Index tiếp tục lên đỉnh nhưng HOSE cũng ghi nhận tới 140 mã giảm. Các mã tăng điểm chủ yếu đến với các nhóm ngân hàng hay chứng khoán. Nổi bật như HCM hay VCI tăng trần.

Ngoài ra, bất động sản và xây dựng cũng đóng góp nhiều mã tăng điểm như DRH, DXG, KHD hay NVL. Kế đến là những mã nhóm cao su.

Một vài mã giảm sàn trong phiên là KSA, TLD hay HAG. Trong đó, HAG có thanh khoản cao với hơn 22,2 triệu đơn vị, chiếm 10% trên HOSE. Một số mã đáng chú ý như AAA giảm 5,2%, MWG hay PNJ cũng trong sắc đỏ.

Tính đến 14h, VN-Index tăng 20 điểm (1,7%) lên 1.194,46 điểm. Các cổ phiếu trụ tiếp tục là đầu tàu. Các mã có đà tăng trong phiên sáng vẫn giữ được phong độ, trong đó nổi bật VIC tăng 4,9% hay VCB tăng 4%. Đáng chú ý, ROS tăng trần lên 144.400 đồng/cp.

Ngân hàng, chứng khoán vẫn là đầu tàu. Nhóm dầu khí dù các mã như PVC, PVB hay PVD giảm điểm nhưng các ông lớn như PLX tăng 1,6% hay GAS tăng 2,7% tạo nên chiều hứng tích cực lên điểm số thị trường.

Dưới áp lực từ phiên sáng, HAG ghi nhận giảm sàn bên cạnh HNG cũng giảm tới 6,4%

VN-Index vượt mốc 1.190, chứng khoán và ngân hàng bùng nổ

Kết thúc phiên sáng ngày 2/4, VN-Index tăng 17,12 điểm (1,46%) lên 1.191,58 điểm. Đà tăng ghi nhận đóng góp tích cực từ các cổ phiếu trụ.

Trong đó, các mã như VIC, VCB, GAS, MSN với mức tăng trên 3%. Một mã khác có mức tăng cao là BVH với 5,3%. Đặc biệt, ROS tăng 6,8% lên 144.200 đồng/cp vào khoảng 15 phút cuối phiên sáng khi trước đó mã này ghi nhận giảm và có thời điểm thậm chí chạm giá sàn.

Trong số các nhóm ngành, nhóm cổ phiếu chứng khoán tỏ ra tích cực nhất với sắc xanh hàng loạt tại BSI, SSI, VCI, VND hay giá trần của HCM. Nhóm ngân hàng bùng nổ dù một số mã như EIB hay HDB giảm. Ngoài ra, nhóm bất động sản và xây dựng cũng đóng góp tích cực với các mã như DRH, DXG, NLG hay NVL.

Hai mã đáng chú ý là HAG, HNG kết thúc phiên sáng với mức giảm 6,5% và 6,1%. Tuy nhiên, ghi nhận thanh khoản cả hai đều tăng đột biến với lần lượt 13 triệu và 7,1 triệu đơn vị.

Sắc xanh lan rộng, nhóm trụ bứt phá

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 13,31 điểm (1,13%) lên 1.187,77 điểm. Các cổ phiếu trụ tiếp tục đà hứng khởi, nổi bật với các mã như VIC với 4,1% lên 122.000 đồng/cp hay MSN với 3,5% lên 117.500 đồng/cp.

Một số mã vốn hóa lớn có đà tăng ấn tương khác như BVH với 3,1%, BMP với 4,5% hay GAS và VJC cùng 2%. Tuy vậy, số ít mã như VNM và BID lại ghi nhận giảm.

Một mã vốn hóa lớn khác là ROS giữ giá tham chiếu. Trong sáng nay, Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2018 của ROS sẽ diễn ra tại Hà Nội. Theo tờ trình ĐHCĐ trước đó, ROS dự kiến phát hành 300 triệu cổ phiếu với mức giá bằng khoảng 9% thị giá hiện tại. Ngoài ra, công ty cũng dự kiến chi trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%.

Nhóm ngân hàng ghi nhận hạ nhiệt so với đầu phiên. Các mã ACB, CTG, MBB hay SHB vẫn giữ được sắc xanh nhưng EIB, HDB hay VIB lại giảm điểm. Nhóm dầu khí giống như vậy với các mã PVB, PVC, PVT giảm bên cạnh PVS hay GAS tăng điểm.

Nhóm thép phân hóa với HPG, TLH giảm nhưng HSG cùng với NKG có giá xanh. Khác với hai nhóm trên, nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục đà tăng, trong đó HCM tăng trần lên 85.400 đồng/cp. Giống như vậy, bất động sản và xây dựng cũng có nhiều mã tăng điểm. Một nhóm khác ghi nhận có nhiều mã tăng là cao su với CSM, DRC hay PHR. Riêng VHG tăng trần.

HAG giảm 6,1%, HNG giảm 5,2% sau thông tin điều chỉnh kết quả kinh doanh sau kiểm toán. Riêng HAG có thời điểm chạm giá sàn.

Đến thời điểm này, KSH tăng trần, NVT tăng 6,7% sau chuỗi nhiều phiên giảm sàn trước đó. Tuy nhiên, NBB tiếp tục kéo dài chuỗi giảm với 2,7%.

Hứng khởi đầu phiên, VN-Index bật tăng gần 7 điểm

thi truong chung khoan 24 chung khoan va ngan hang boc dau vn index huong moc 1200 diem
Thị trường chứng khoán 2/4, hứng khởi ngay đầu phiên với nhiều nhóm cổ phiếu tăng điểm (ảnh minh họa)

Tính đến 9h35, VN-Index tăng 6,85 điểm (0,58%) lên 1.181,31 điểm, HNX-Index tăng 0,78% lên 133,59 điểm và UPCoM-Index tăng 0,1% lên 60,73 điểm.

Các cổ phiếu trụ đồng loạt tăng điểm ngay đầu phiên. Trong đó, VIC tăng 1,5%, VJC tăng 1,8%. Các mã khác như SAB, VCB, MSN hay NVL cũng đều tăng điểm. Ở nhóm VN30 vẫn còn một số mã có giá đỏ điển hình như hai ông lớn thép HPG và HSG.

Các cổ phiếu nhóm ngân hàng có sắc xanh đồng loạt kể đến như ACB, CTG, BID, SHB hay MBB. Nhóm dầu khí cũng có sức tăng đáng kể với PVC, PVD, GAS hay PVS. Giống như vậy, dòng chứng khoán cũng hứng khởi với đà tăng của SSI, VND, BSI hay HCM.

Hòa chung vào không khí thị trường, nhóm bất động sản tiếp tục hút dòng tiền. Các mã như PDR, QCG, DRH hay NLG ghi nhận tăng ngay đầu phiên. Tuy nhiên trong nhóm này, TLD lại giảm sàn.

Minh Đăng

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.