Thế Giới Di Động và đại gia Nguyễn Đức Tài liệu có thành công với ngành dược phẩm?
Vẫn chỉ là định hướng?
Định hướng về việc lấn sân sang mảng dược phẩm được ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế Giới Di Động (MWG) ông bố hồi đầu năm nay. Thế Giới Di Động sẽ tìm kiếm đơn vị chuyên về mảng sản phẩm trên để tiến hành M&A, trong đó sẽ đặc biệt ưu tiên những đơn vị có 10-15 cửa hàng. Thế Giới Di Động cũng dự kiến sẽ dành ra khoảng 500 tỷ đồng để mua 20-40% cổ phần của các chuỗi bán lẻ sẵn có, sau đó sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 60%.
Ý định của ông chủ MWG dựa trên thực tế thị trường phân phối dược phẩm hiện vẫn chưa có chuỗi cửa hàng nào chiếm lĩnh đến 20% thị phần – điều này đồng nghĩa với "ngôi vương" của thị trường này vẫn còn bỏ trống. Nếu phải dành ra nhiều năm để tìm hiểu và xây dựng từ đầu, cơ hội này có thể sẽ rơi vào tay người khác, đặc biệt khi những ứng viên đang nhăm nhe tiến công vào thị trường này, vốn dĩ đã là đối thủ từ trước.
Trên thị trường dược phẩm hiện nay, chuỗi lớn nhất là Phano Pharmacy. Đơn vị này hiện có 49 cửa hiệu trên toàn quốc, với độ bao phủ tại 12 tỉnh thành. Tuy nhiên, Phano Pharmacy hiện mới chỉ xuất hiện tại khu vực miền trung trở vào, trọng tâm vào thị trường phía Nam. Đơn vị này được biết đến nhiều nhất tại TPHCM với 28 cửa hiệu, tại một số tỉnh khác như An Giang, Kiên Giang, Cà Mau mật độ chỉ từ 2 – 4 cửa hiệu.
Những ngày qua, rộn những đồn đoán xung quanh việc MWG tuyển dược sĩ, điều này khiến nhiều người cho rằng kế hoạch tấn công thị trường dược phẩm đã được “kích hoạt”. Tuy nhiên, ông Tài từ chối trao đổi với báo chí.
Vị chủ tịch HĐQT cũng thừa nhận phải mất 2-3 năm để tìm hiểu về mô hình này. “Việc tuyển dụng nhân sự của chúng tôi đơn thuần nhắm vào việc tìm hiểu thị trường dược phẩm. Thế Giới Di Động chưa có kế hoạch củ thể về việc lập chuỗi phân phối”- một đại diện khác của doanh nghiệp nói.
“Đại dương xanh” và rào cản
Theo các chuyên gia đầu tư, việc Thế Giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài chuyển hướng đầu tư trong thời gian gần đây là điều dễ hiểu khi tỷ suất lợi nhuận của ngành kinh doanh điện tử không quá lớn và xu thế cạnh tranh gay gắt. Trước MWG, đại gia Nguyễn Kim cũng đã có một “ngã rẽ” khác.
Tuy nhiên, lựa chọn lĩnh vực dược phẩm liệu có quá mạo hiểm với MWG? Trao đổi với VietnamFinance, ông Nguyễn Hữu Tùng, Phó chủ tịch Hội Hành nghề Y tư nhân TP HCM, nhà sáng lập chuỗi y khoa Hoàn Mỹ cho rằng nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng lớn của thị trường dược. Tuy nhiên, Thế Giới Di Động chọn một kênh đầu tư mà doanh nghiệp ít có nền tảng là khá mạo hiểm.
Điều tương tự đã xảy ra với Tập đoàn Mai Linh khi đầu tư kinh doanh vào các mảng giáo dục và y tế. Hệ thống nhà thuốc của Mai Linh cũng đã thất bại. Điều này cho thấy sự quan trọng của các “yếu tố lõi” tức là kiến thức và nền tảng đặc thù chứ không phụ thuộc vào tài chính. Đối với ngành dược, yêu cầu này còn cao hơn nhiều các ngành khác.
Sẽ có nhiều khó khăn chờ đợi đại gia Nguyễn Đức Tài trong kênh đầu tư dược phẩm |
Theo ông Tùng, phần dược chưa có chuỗi cung ứng nào vượt quá 20% thị phần có vẻ là “đại dương xanh” nhưng thực chất nó phản ánh đúng thực chất thị trường lợi nhuận ngày càng giảm và bị chi phối bởi chính sách vĩ mô. Đơn cử như việc nhà nước áp trần giá thuốc cung ứng vào bệnh viện hoặc chiến lược quốc gia về bảo hiểm y tế sẽ thu hẹp cơ hội đối với chuỗi bán lẻ.
“Nếu muốn thành công, Thế Giới Di Động buộc phải chấp nhận tỷ suất lợinhuận cực thấp để hướng tới dài hạn. Đồng thời phải đặt tham vọng vào việc cơ cấumạnh mẽ hệ thống phân phối ngành dược. Quan trọng hơn là cần thích nghi tốt vớicác điều tiết vĩ mô. Nói chung, đây là một bài toán đặc thù và hướng tới tươnglai nhiều hơn”- ông Tùng nói.
Thế Giới Di Động tuyển nhân sự bán dược phẩm
Đợt tuyển dụng dược sĩ này để vận hành thử nghiệm một số cửa hàng bán lẻ dược phẩm cho Thế Giới Di Động. |