Thái Lan sẽ đăng ký chỉ dẫn địa lý hai nông sản Việt Nam
‘Việt Nam đang là thị trường đầu tư hấp dẫn trong khu vực, vượt mặt Indonesia và Thái Lan’ | |
Thái Lan: Xuất khẩu gạo năm 2018 sẽ giảm mạnh vì đồng baht tăng giá |
Đây là hai nông sản rất phát triển trong nước mà Thái Lan muốn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu bên cạnh gạo thơm Mali, cà phê Doi Tung, bưởi đỏ Xiêm sang thị trường Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc.
Theo giới chức Thái Lan, me ngọt Phetchabun và nhãn sấy Lamphun đang được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích.
Thái Lan sẽ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho me, nhãn ở Việt Nam. Ảnh minh họa |
Được biết, sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam cũng được cấp chứng nhận tương tự và là sản phẩm đầu tiên được cấp ở Thái Lan.
Chỉ dẫn địa lý đang trở thành tài sản thương mại có giá trị và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sản phẩm có chỉ dẫn địa lý sẽ gia tăng cơ hội xuất khẩu, dễ dàng tiếp cận những thị trường khó tính.
Theo Bộ NN& PTNT, hiện có tới 90% nông sản Việt Nam XK dưới nhãn hiệu của nước ngoài, mới có khoảng 50 chỉ dẫn địa lý và 140 nhãn hiệu tập thể được đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như bưởi Năm Roi, nhãn lồng Hưng Yên….và chỉ một số ít trong đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.
Việc khai thác thị trường thông qua chỉ dẫn địa lý trong nước và nước ngoài ở Việt Nam còn hạn chế, gần như mới chỉ dừng lại ở việc công nhận một tên gọi được định danh trên thị trường, chưa xây dựng được quy chế bảo hộ địa lý và truy xuất nguồn gốc sản xuất. Chính vì vậy, hàng hóa Việt Nam bị thua thiệt rất nhiều.