|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

‘Việt Nam đang là thị trường đầu tư hấp dẫn trong khu vực, vượt mặt Indonesia và Thái Lan’

14:50 | 12/01/2018
Chia sẻ
Việt Nam đang là thị trường đầu tư hấp dẫn trong khu vực, các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng có xu hướng xây dựng chi nhánh, nhà máy tại Việt Nam. Thông tin này được đưa ra tại sự kiện Navigate Hanoi diễn ra hôm nay.
viet nam dang la thi truong dau tu hap dan trong khu vuc vuot mat indonesia va thai lan Tỉnh Kanagawa của Nhật Bản xúc tiến đầu tư vào Việt Nam
viet nam dang la thi truong dau tu hap dan trong khu vuc vuot mat indonesia va thai lan Nhiều siêu dự án tỉ USD đầu tư vào Việt Nam

Tại sự kiện Navigate Hanoi diễn ra sáng nay (ngày 12/1), ông Hiroyuki Ono đến từ Công ty ACA Investments Pte Ltd dẫn thông tin từ Jetro (Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản) cho biết: “Việt Nam đang là thị trường đầu tư hấp dẫn trong khu vực, vượt qua cả Indonesia và Thái Lan. Các công ty Nhật Bản đang có xu hướng muốn xây dựng chi nhánh, nhà máy của mình tại Việt Nam, các doanh nghiệp này thậm chí còn chủ động trong việc tìm kiếm các đối tác và tiến hành liên kết với doanh nghiệp Việt”.

viet nam dang la thi truong dau tu hap dan trong khu vuc vuot mat indonesia va thai lan
Ông Hiroyuki Ono dẫn thông tin từ Jetro cho biết, Việt Nam đang là thị trường đầu tư hấp dẫn trong khu vực, vượt qua cả Indonesia và Thái Lan. (Ảnh: N.Lê)

Từ góc độ người Việt và doanh nghiệp Việt nhìn nhận, các công ty của Nhật Bản được nhận xét là cẩn thận, có thể tin tưởng và là các đối tác có thể hợp tác dài hạn được. Tuy nhiên, áp lức vế chất lượng sản phẩm rất cao, doanh nghiệp Nhật thường khảo sát và tìm hiểu thông tin rất kỹ càng và mất nhiều thời gian. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã niêm yết của Nhật càng đòi hỏi cao hơn về các vấn đề liên quan đến việc quản trị, quản lý và giám sát hoạt động.

Trong khi đó, ở lĩnh vực hợp tác của các doanh khởi nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, ông Phạm Quang Vinh đến từ Trung tâm đào tạo và hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (TSC) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, thực hiện Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến năm 2015 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2016, trung tâm đã có nhiều chính sách hỗ trợ hệ sinh thái và các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

“Cụ thể, kết quả đạt được hiện nay là đã thành lập được Cổng thông tin khởi nghiệp quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án khởi nghiệp, 200 doanh nghiệp. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 trung tâm sẽ hỗ trợ được 2.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo”, ông Vinh thông tin.

viet nam dang la thi truong dau tu hap dan trong khu vuc vuot mat indonesia va thai lan
Toàn cảnh sự kiện Navigate Hanoi diễn ra sáng nay (ngày 12/1). (Ảnh: N.Lê)

Nhận định về các yếu điểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam, ông Lê Thái Phong đến từ Đại học Ngoại thương chỉ ra nhiều vấn đề. Thứ nhất, trong khi nhiều nơi trên thế giới không mất chi phí gì thì tại Việt Nam doanh nghiệp phải mất tối thiểu 50 USD (khoảng 1,1 triệu đồng) và nhiều ngày để đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thứ hai, cùng là môi trường kinh doanh nhưng có sự phân biệt rất rõ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân về thời gian giải quyết công việc và thủ tục hành chính. Thứ ba về chính sách thuế, dù chủ trương của Chính phủ rất ủng hộ nhưng phía chính quyền địa phương nhiều khi còn gây khó khăn, yêu cầu doanh nghiệp khởi nghiệp đóng thuế VAT cho nhiều thứ không cần thiết.

Ở góc độ cá nhân ông Phong đánh giá: “Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam biết rất nhiều nhưng lại không hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực gì (công nghệ, kinh tế, tài chính…) nên việc tìm được chuyên gia giỏi rất khó khăn. Tuy quan điểm chung là người Việt Nam rất cần cù, thông minh nhưng tôi cho rằng thực tế doanh nghiệp khởi nghiệp Việt còn khá lười biếng, tiêu chí này dựa trên quan điểm: nếu khởi nghiệp mà làm việc ít hơn 14 tiếng thì không thể thành công được…”.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt còn mắc hiệu ứng huyễn hoặc khi cho rằng mình là số một, nguyên nhân không chỉ bởi sự tự tin của họ mà còn bởi họ chưa tìm hiểu kỹ về thị trường, đối tác… Và nhìn chung, hệ sinh thái khởi nghiệp còn yếu, phân tán ở nhiều đơn vị khác nhau: từ các Bộ cho đến các Đại sự quán, các trường Đại học… mà không có đầu mối thống nhất.

“Những yếu điểm này khiến doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam khó mà đi xa được”, ông Phong kết luận.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

N.Lê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.