|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tận mục dự án muối mỏ nghìn tỷ 'đắp chiếu' của Vinachem

07:02 | 08/02/2018
Chia sẻ
Trước khi sang Lào, PV Tiền Phong đã cậy nhờ một doanh nhân chuyên làm ăn ở Lào để dò đường đến Dự án Muối mỏ Kali Nongbok. Nhưng vị doanh nhân này cũng không rành, ông điện cho một đối tác của mình tại bên đó tìm hiểu thông tin. Khi nghe hỏi đường đến mỏ muối Kali, vị đối tác liền can ngăn: “ Ông sang đó mà làm gì? Dự án đó đang trùm mền, một đồng cũng không được đầu tư đâu nhé”.
tan muc du an muoi mo nghin ty dap chieu cua vinachem Tiền trảm hậu tấu, dự án muối mỏ nghìn tỷ 'đắp chiếu'
tan muc du an muoi mo nghin ty dap chieu cua vinachem Vinachem sẽ thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp

Dự án Muối mỏ Kali Nongbok nằm cách thị xã Thà Khẹt của tỉnh Khăm Muộn chừng 40km về phía Nam, cách Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo của Quảng Bình gần 200km. Con đường từ Thà Khẹt về Nongbok chạy dọc theo bờ sông Mê Kông khá nhộn nhịp, đông đúc. Dọc đường đi, mỗi lần dừng lại hỏi đường, gần như người dân nào cũng biết về dự án này. Một viên cảnh sát nhiệt tình dẫn chúng tôi đến đầu đường nối vào mỏ muối mới chia tay.

tan muc du an muoi mo nghin ty dap chieu cua vinachem
Đại công trường dang dở (ảnh lớn) Cổng trụ sở điều hành cửa đóng, then cài (ảnh nhỏ dưới) và các mũi khoan đã bít, lấp bằng bê tông (ảnh nhỏ trên).

Để thực hiện dự án mỏ muối này, Vinachem đã đầu tư một con đường láng nhựa rộng 7m, dài chừng 3km, nối từ tỉnh lộ chạy dọc bờ sông Mê Kông vào đến trung tâm điều hành của dự án. Trung tâm điều hành này nằm đối diện một khu dân cư khá đông đúc, được chia thành 2 khu. Khu 1 là nơi làm việc của chủ đầu tư, khu 2 là của các nhà thầu chính, còn các nhà thầu phụ thì dựng lán trại xen lẫn trong khu dân cư.

Cổng chính của khu điều hành đóng im lìm, không một bóng người. Phía ngoài cổng người ta dựng 2 cái bảng cả tiếng Việt và tiếng Lào ghi nội dung liên quan đến dự án và đồng hồ đếm ngược thời gian hoàn thành dự án.

tan muc du an muoi mo nghin ty dap chieu cua vinachem
PV Tiền Phong đứng bên bảng đồng hồ đếm ngược của dự án.

Cạnh đó là một khu đất rộng cả trăm hécta được san ủi bằng phẳng, dự kiến đây sẽ là nơi đặt nhà máy chế biến muối khai thác từ mỏ về. Trên nền đất đỏ ba zan, một số cọc bê tông được dựng lên, đứng trơ trọi giữa không gian hoang vắng. Nhiều đống vật tư, thiết bị được phủ bạt khá cẩn thận nhưng cũng bắt đầu có dấu hiệu hoen gỉ. Cạnh khu đất này, một hồ nước rộng được be bờ khá chỉn chu, vịt trời đậu kín một góc hồ.

Cổng không khóa, chúng tôi chủ động kéo cổng bước vào. Đón chúng tôi là một bầy gà phải đến hàng trăm con ngơ ngác rồi chạy tán loạn. Phía trong khoảng sân bê tông rộng là 4 dãy nhà cấp 4, lợp mái màu xanh còn mới. Khá lâu, mới có một người đàn ông chừng 50 tuổi, hai tay lấm lem dầu nhớt bước ra từ phía sau dãy nhà cấp 4. Ông tự giới thiệu, tên Khăm Lầu, là người Lào gốc Việt, nguyên làm phiên dịch tiếng Lào ở dự án này. Sau khi dự án rút quân, họ thuê ông ở lại làm bảo vệ ở đây. Ông Khăm Lầu cho biết, đây là khu điều hành của nhà thầu Thái Lan và Việt Nam, nhưng họ đã rút quân hơn 1 năm nay.

Nguyên nhân rút quân ông cũng không được rõ. Theo ông Khăm Lầu, Dự án Mỏ muối Kali này được thực hiện theo công nghệ áp lực nước của Cộng hòa Liên bang Đức. Có nghĩa, người ta sẽ khoan các miệng giếng sâu xuống lòng đất, đồng thời cho 2 ống xả và thu nước xuống cùng lúc. Ống xả sẽ dùng áp lực nước làm tan rã các vỉa muối cứng như đá, sau đó ống hút làm nhiệm vụ đưa muối lên băng chuyền chạy về nhà máy dùng nhiệt để tinh lọc. Đây là công nghệ khá hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường bằng một dây chuyền khép kín.

tan muc du an muoi mo nghin ty dap chieu cua vinachem
Công trường hoang vắng không một bóng người.

Dập tắt sự kỳ vọng

Theo ông Khăm Lầu, Dự án Muối mỏ Kali Nongbok được xem là dự án trọng điểm của Lào. Không chỉ chính quyền mà người dân Khăm Muộn rất kỳ vọng vào dự án này. Chính vì thế mà Thủ tướng đương nhiệm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã 2 lần về thăm.

Theo kế hoạch, khi dự án hoàn thành sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 5.000 lao động người địa phương. Nếu thành công, bộ mặt không chỉ Nongbok mà cả tỉnh Khăm Muộn nhanh chóng đổi thay nhờ vào dự án này. Ban đầu dự án chỉ được cấp 10km2 để khai thác, sau đó Chính phủ Lào tiếp tục cấp thêm hơn 100km2 để dự án đầu tư giai đoạn 2.

Ông Khăm Lầu cho biết, dự án khoan thăm dò được 10 giếng thì dừng lại. Hiện các giếng khoan đã được dùng bê tông để bịt lại. Theo chỉ dẫn của ông Khăm Lầu, chúng tôi đi sâu vào phía trong để mục sở thị các giếng khoan. Giếng số 1 nằm sát khu đất dự kiến xây dựng nhà máy và cạnh con đường đất đỏ phân chia ranh giới giữa khu dân cư và khu dự án.

Giếng khoan số 1 nằm giữa khu rừng khá rậm rạp. Người ta dùng máy ủi tạo nên một khoảng trống khoảng vài trăm m2 để đưa các thiết bị vào khoan giếng. Miệng giếng rộng chừng 60cm, nhưng đã được bịt lại bằng bê tông. Nhìn vào lượng bùn đất hút lên thải ngay miệng giếng, áng chừng độ sâu của cái giếng này cũng vài chục mét.

Cũng thật lạ, phía dưới là muối mặn, nhưng trên mặt đất ở đây rừng lại rất xanh tốt, nhiều cây cổ thụ vài người ôm. Phía bên kia đường, trong vườn nhà, người dân trồng rất nhiều loại rau xanh ngút mắt. Hỏi chuyện một phụ nữ người Lào đang chăm sóc rau về dự án muối mỏ kali, bà khá rành rọt. Bà nói, mỏ muối này được người Pháp phát hiện cả trăm năm nay nhưng không ai đủ điều kiện khai thác. Khi nghe tin doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư khai thác, nhân dân ở đây ai cũng mừng vì con em của họ sẽ có công ăn việc làm. Nhưng không hiểu sao chỉ làm rầm rộ một thời gian rồi lẳng lặng rút đi.“Ở đây, một số người dân đón đầu đầu tư xây hàng quán để phục vụ công nhân, nhưng buôn bán được một thời gian, giờ phải đóng cửa” - người phụ nữ này cho biết.

Đánh giá mức đầu tư hiện tại của Dự án Muối mỏ Kali Nongbok, vị doanh nhân chuyên thi công trong ngành giao thông và dân dụng tại Lào đi cùng chúng tôi cho rằng: Với cơ sở vật chất như 3km đường dẫn, các dãy nhà cấp 4, san ủi mặt bằng, tạo hồ nước và thiết bị hiện hữu trên công trường, nếu tính một cách hào phóng chưa đến 300 tỷ đồng. “Nếu nói đã tiêu hết trên ngàn tỷ đồng cho những cái đang hiện có của dự án này thì thật hoang đường. Số tiền trên ngàn tỷ đã tiêu, chỉ có thể chủ đầu tư cho các nhà thầu ứng trước, hoặc đặt mua thiết bị công nghệ mà thôi. Toàn bộ hạ tầng và thiết bị tồn đọng hiện có của dự án này, nếu tôi thi công chắc chắn tôi phải lãi 1/3 trong số 300 tỷ” - vị doanh nhân này khẳng định.

Để nắm rõ hơn về dự án, PV Tiền Phong đã tìm đến trụ sở của Công ty TNHH Hóa chất và Muối mỏ Việt Lào tại địa chỉ số 125, tổ 7, bản Naxay, quận Saysettha, thủ đô Vientiane (Lào). Tuy nhiên, trụ sở này cũng cửa đóng then cài. Phía trong cổng là một tòa nhà 2 tầng nhưng không một bóng người. Gọi điện theo số điện thoại đăng ký cũng không ai nhấc máy.

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Nam

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.