Tâm thư của Đào Chi Anh: Làm doanh nhân rất khổ
"Cô chủ triệu đô" Đào Chi Anh (Ảnh: Best Vietnam) |
Tháng 4/2017, chuỗi cửa hàng The KAfe tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh liên tục đóng cửa, mặt bằng bị sang nhượng cho đơn vị khác. Cũng trong tháng này, "Cô gái triệu đô của startup Việt" Đào Chi Anh có những chia sẻ đầy tâm trạng về cuộc sống doanh nhân trên trang blog cá nhân. Dưới đây là trích dẫn phần chính nội dung bài viết được nữ doanh nhân này chia sẻ hôm 10/4 vừa qua.
Tự làm chủ rất cô đơn
Làm sếp của chính mình là điều rất tuyệt. Nhưng bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho mọi sai lầm, thất bại, mất mát và tất cả những sai trái của nhân viên. Bạn sẽ không thể đổ lỗi cho ai khác ngoài chính mình.
Tất cả những gì bạn có thể làm là đối mặt với sai lầm và sửa chữa nó, âm thầm hy vọng rằng chuyện đó sẽ không xảy ra lần nào nữa, đồng thời tỏ ra rằng mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát. Không có ai muốn làm việc với một người chủ hay phàn nàn.
Khi bạn cảm thất mất phương hướng, bạn cũng khó có thể chia sẻ với ai để có câu trả lời. Bạn phải tự tìm con đường tốt nhất, những dùng những quân bài tốt nhất trong ván bài mà bạn đang chơi. Không ai khác có thể giúp được bạn. Hãy tin vào bản năng của chính mình, ngay cả khi bản năng đó dẫn bạn đi trên con đường mà chưa ai từng đi, bạn phải một mình bước trên con đường đó.
Thất bại là điều rất đau đớn
Nếu như bạn thất bại khi làm thuê cho một công ty lớn, sẽ chỉ tổn thương chút xíu, và bạn vẫn có thể tiếp tục, cùng lắm là bị sa thải. Nhưng nếu bạn thất bại trong công việc kinh doanh do chính mình làm chủ và buộc phải từ bỏ nó thì sao? Đó thật sự là một cảm giác tồi tệ mà chỉ bạn có thể cảm nhận được. Nhưng bạn vẫn phải tỏ ra cứng rắn và cho mọi người thấy bạn đang trở lại một cách đầy mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi nghị lực và cố gắng rất lớn, nhất là khi thất bại trong quá khứ vẫn còn đeo bám bạn. Tất cả những chuyện như vậy đôi khi thực sự là quá tải với bạn.
Nghi ngờ bản thân và thiếu quyết đoán luôn song hành với nhau
Tất cả những người điều hành kinh doanh đều nghi ngờ bản thân, luôn là như vây. Như thể chúng ta tạo ra một “đứa con tinh thần” và mọi lời nhận xét về “đứa con” đó đều sẽ trở thành vấn đề cá nhân.
Rất nhiều người trong số chúng ta sẽ coi những chỉ trích về sản phẩm của mình là những cú đánh vào năng lực và tính cách của bản thân, khiến chúng ta nghĩ rằng mình chưa đủ giỏi, hoặc sẽ bị đè bẹp bởi các đối thủ khác.
Trong khi bạn phải tạo động lực cho các nhân viên làm việc tốt hơn, thì lại chẳng có ai đứng ra tạo động lực cho bạn, không có ai khen bạn làm tốt, rằng bạn là một lãnh đao giỏi và đang làm điều đúng đắn.
Áp lực trở thành người thành công trên mạng xã hội rất tồi tệ
Chúng ta thường có xu hướng nhìn vào thành công của người khác rồi tự so sánh với công việc của bản thân. Mọi việc biến thành áp lực khi các doanh nhân khác xuất hiện trên Facebook hay Instagram một cách đầy tự tin, với cuộc sống và hình thức trông rất “sang chảnh”, trong khi bạn lại cảm thấy mình rất nghèo, kém cỏi và không có năng lực.
Điều đó chắc hẳn quen thuộc lắm. Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua nó. Đó là lý do vì sao ứng dụng Facebook không còn được ưu tiên trong các thiết bị của tôi. Bởi vì thật không đáng khi bạn bỏ thời gian nghe những điều từ xã hội trong khi bạn có thể tập trung lắng nghe chính bản thân mình.
Rất khó để cân bằng giữa công việc và quan hệ
Tình bạn và quan hệ cá nhân đôi khi rất cần trong phát triển kinh doanh. Những yếu tố đó có thể làm nên những công việc kinh doanh tốt, và sự kinh doanh tốt sẽ càng làm tình bạn, mối quan hệ trở nên khăng khít hơn.
Sẽ thật tồi tệ khi bạn phải lựa chọn một trong hai thứ đó. Nó làm bạn cảm thấy mình quá lý trí. Việc cân bằng cả 2 luôn gây ra sự khó khăn. Hiện tại khi đã làm mẹ, tôi cảm thấy mình còn khó khăn hơn quá khứ rất nhiều.
Liên tục bị phán xét khiến bạn cảm thấy trống rỗng
Khi là một chủ doanh nghiệp hoặc một người điều hành, bạn đã tự đặt mình vào thế để mọi người phán xét. Nhà đầu tư sẽ đánh giá bạn, khách hàng sẽ nhận xét sản phẩm của bạn, nhân viên sẽ nhìn nhận năng lực lãnh đạo của bạn,…
Cả những người trên mạng xã hội cũng sẽ nhanh chóng nhận định bạn là kẻ thất bại khi công việc của bạn có dấu hiệu đi xuống. Tôi đã từng rất ghét mạng xã hội khi bị mọi người trên đó bàn tán về tôi và công việc của tôi.
Những điều đó thật sự đau đớn. Tôi đã cố gắng quên đi nhưng không thể. Vì sao ư? Vì như điều đầu tiên tôi chia sẻ, bạn rất cô đơn khi làm chủ khi không thể đổ lỗi cho ai ngoài chính mình.
Bị ám ảnh bởi công việc là điều rất nguy hiểm
Khi tạo lập một công việc kinh doanh, bạn sẽ ngày đêm bị ám ảnh bởi công việc đó. Mọi chi tiết đều phải thật hoàn hảo, phải đúng như bạn mong đợi.
Điều này có thể là nguyên nhân giúp các doanh nghiệp thành công, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, dẫn đến những phản ứng thái quá trong mọi chuyện khi công việc không đi đúng hướng.
Thật không may, điều này rất hay xảy ra. Nó là một vòng lặp không có hồi kết. Buồn hơn nữa, nó tạo khoảng cách giữa bạn và những người xung quanh. Họ luôn sợ sẽ làm bạn không hài lòng. Tổn thương cũng có thể xảy đến với gia đình, bạn bè và những mối quan hệ thân thiết của bạn.
Đôi khi, tôi thấy mình bị công việc ám ảnh kể cả khi ở nhà cũng như ở nơi làm việc, và sau đó phải tự nhủ rằng hãy vui lên vì đây là gia đình mình chứ không phải công việc.
Niềm tin với đối tác bị phá vỡ là một vết sẹo khó lành
Một trong những điều đáng buồn nhất khi điều hành kinh doanh là khi sự hợp tác bị tan vỡ. Gần như không thể tránh khỏi việc 2 người cùng xây dựng một mô hình rồi cuối cùng tách rời nhau do mục tiêu và tầm nhìn không tương đồng.
Nếu may mắn, mọi thỏa thuận sẽ êm đẹp và mỗi người đi trên con đường riêng. Nhưng thông thường, đối mặt với người đồng hành với mình để kết thúc hợp tác, trước khi công việc kinh doanh bị phá hủy. Đó có thể là cú sốc với một trong 2 người.
Và tồi tệ nhất, đáng thất vọng nhất là khi bạn nhận ra bạn đã chọn sai người để tin tưởng và chung tay hiện thực hóa ước mơ. Nó làm cho bạn mất niềm tin và rất khó để tin tưởng thêm một người nào nữa. Bạn đôi khi còn phải tỏ ra tích cực, tỏ ra rằng bạn và đồng minh của mình chỉ đơn thuần là “muốn những điều khác nhau”, làm như mọi chuyện đều ổn trong khi thực sự nó đang gặm nhấm động lực và niềm vui của bạn.
Giờ thì chúng ta đã biết về những lý do chính khiến cho việc làm chủ doanh nghiệp trở nên khó khăn. ôi hy vọng những chia sẻ này có thể khiến bạn có cái nhìn mới về doanh nhân và nhà lãnh đạọ. Quan trọng nhất, hãy tìm một người mà bạn tin tưởng nhất và có thể chia sẻ về mọi thứ. Đó có thể là vợ/chồng, thành viên gia đình hoặc một người chung chí hướng. Hãy nhớ, dù bạn làm gì, dù bạn có cảm thấy cô đơn đến đâu, bạn không hề đơn độc.
The KAfe đóng cửa hàng loạt sau khi sang tay ông chủ Hong Kong
Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều cửa hàng của The KAfe đều đóng cửa hoặc đã sang nhượng mặt bằng. Đây là ... |
Startup KAfe Group trở thành công ty con của doanh nghiệp Hong Kong
Cùng với thông tin chủ sở hữu, cơ cấu cổ đông và vốn điều lệ của KAfe Group cũng có sự thay đổi. |
The KAfe thay CEO 4 lần sau nửa năm Đào Chi Anh ra đi
Công ty TNHH Ẩm thực KAfe (KAfe Group) đã thay người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Khánh Cường (sinh năm 1992), Chủ ... |
Kinh doanh cà phê chuỗi: Cuộc đua đường dài
Bắt đầu từ năm 2015, tiêu thụ cà phê tăng nhanh với 2/3 là cà phê rang xay, 1/3 là cà phê hòa tan do ... |