|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tái diễn các loại phí 'hành' DN?

19:23 | 12/02/2017
Chia sẻ
DĐDN vừa nhận được kiến nghị của cộng đồng DN xuất nhập khẩu về những quy định bất hợp lý trong việc thu phí xếp dỡ bến cảng của Bộ GTVT.

tai dien cac loai phi hanh dn

Như ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), với trên 8 triệu lô hàng (tính đến tháng 10/2016), nếu được giảm bớt TTHC trong cả xuất và nhập khẩu, sẽ giúp các DN tiết kiệm khoảng 600 triệu USD, tương đương hơn 13.200 tỷ đồng.

Các DN bức xúc khi phải đóng hai khoản phí giống nhau cho hai đơn vị khác nhau.

Phí chồng phí?

Trong đơn kiến nghị của cộng đồng DN, những quy định bất hợp lý trong việc thu phí xếp dỡ qua cảng của Bộ GTVT được tại Mục II, Khoản 2, Điều 7 Quyết định 3946/QĐ- BGTVT ngày 9/12/2016 quy định: DN xuất khẩu phải chịu chi phí hàng qua cảng là 0.18USD/tấn. Điều đáng nói, các khoản thu này lâu nay DN vẫn chi trả đều đặn cho đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác cảng đơn cử như: Phí xếp dỡ hàng hóa, phí cẩu, phí môi trường… Vì vậy, nếu nộp thêm cho Bộ GTVT sẽ tạo thêm gánh nặng cho DN.

Theo một DN xuất khẩu tại KCN Hòn La, Quảng Bình cho thấy, khoản phí này được áp dụng khiến DN ông phải chịu mức chi phí tăng thêm từ 30-50%. Như vậy, DN ông buộc phả12i tính toán lựa chọn để cắt giảm chi phí sản xuất dẫn tới sức cạnh tranh của DN có thể bị giảm. “Với quy định về mức thu như Quyết định 3946 thì mỗi DN sẽ phát sinh chi phí từ vài trăm triệu đồng đến cả tỉ đồng mỗi năm”- đại diện DN xuất khẩu lâm sản KCN Hòn La chia sẻ. Đáng chú ý, việc áp dụng điều khoản nộp phí trên cũng không đồng nhất trong hệ thống cảng của cả nước. Bởi lẽ, theo chia sẻ của DN tại KCN Hòn La, Quảng Bình, trong hợp đồng XK hàng của DN tại Cảng Hòn La phải cùng một lúc chịu hai khoản nhưng đối với các cảng biển khác thì vẫn chưa áp dụng.

Tăng phí… kiểu tận thu

Việc tăng phí hạ tầng cảng biển tại Hải Phòng từ đầu năm 2017 đang được dư luận ví von như một kiểu “tận thu”, tạo ra những bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của DN.

Trong động thái mới nhất, VCCI vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cần yêu cầu Hải Phòng xem xét lại việc đưa ra loại phí mới (thu phí với hàng tạm nhập – tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan từ 2,2 đến 4,4 triệu đồng/container; mức phí hàng hóa xuất nhập khẩu là 250 – 500 nghìn đồng/container).

VCCI cũng bày tỏ quan ngại hoạt động xuất nhập khẩu của các DN sẽ đối mặt bất lợi trước gánh nặng chi phí nếu các địa phương có cảng biển và cảng sân bay cũng “học” theo Hải Phòng để đặt ra các loại phí mới trong thời gian tới.

Chia sẻ nhanh với DĐDN, chuyên gia của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, những quy định này đang đi ngược với những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN phát triển. Sự chồng chéo trong thu phí đang bỏ qua lợi ích của DN, vì vậy, cần phải xem xét có những quy định hợp lý bảo vệ quyền lợi của DN.

Ông Trịnh Anh Tuấn- GĐ Cty Thương Mại Dịch vụ Vận tải và XNK Tùng Bách:

tai dien cac loai phi hanh dn

Khi thành phố tiến hành thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng, các khách hàng đã yêu cầu DN chúng tôi hỗ trợ một phần chi phí nhưng DN chỉ có thể hỗ trợ khách hành về thời gian và nhân lực. Tôi cho rằng, việc thu phí trước mắt “đổ” lên đầu các DN XNK nhưng suy cho cùng người dân mới là người phải “gánh” các chi phí đó. Thành phố thu phí, DN tăng giá vận tải, giá hàng hóa sẽ tăng lên, và người dân sẽ phải mua hàng với giá cao hơn.

Bà Vũ Thị Hải Yến- GĐ Cty Đình Hà:

tai dien cac loai phi hanh dn

Khoản phí này được áp dụng khiến các DN xuất nhập khẩu phải chịu mức chi phí tăng thêm từ 30-50%. DN chúng tôi chủ yếu sử dụng container 20feet, xuất khẩu khoảng 800-900 container/tháng, với mức phí 250 nghìn đồng/cont 20feet thì tính sơ sơ DN cũng phải mất gần 200 triệu đồng tiền phí, một năm DN phải đóng hơn 2 tỷ đồng tiền phí. Mức phí tăng đột biến như vậy là quá cao. DN xin đề xuất giảm 50% mức phí theo quy định của thành phố.

Mai Thanh – Vũ Lan

Xu hướng tín dụng các ngân hàng đang thay đổi: Tăng bán buôn hay mở rộng bán lẻ?
Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu, các ngân hàng đang tìm mọi cách thay đổi để phát triển quy mô cho vay của mình. Nhiều nhà băng chọn tập trung đẩy mạnh bán buôn trong khi một số lại muốn phát triển những mảng không phải thế mạnh của mình.