|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kiến nghị Thủ tướng về việc nhập khẩu gỗ thuộc Danh mục CITES

21:41 | 05/06/2017
Chia sẻ
Hiệu lực áp dụng Phụ lục CITES sửa đổi của Ban Thư ký CITES từ ngày 2/1/2017 trên toàn thế giới sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp của nước ta, nhất là đối với các mẫu vật (gỗ) đã nhập trước ngày 2/1/2017 đang tồn trong kho bãi tại Việt Nam hoặc đang trên đường vận chuyển...

Ngày 5/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có buổi gặp mặt với các hiệp hội gỗ, lâm sản, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ và đại diện các Bộ: Công Thương, Tài chính, Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để giải quyết các vướng mắc liên quan đến kiến nghị của một số doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất gỗ.

kien nghi thu tuong ve viec nhap khau go thuoc danh muc cites

Quang cảnh buổi làm việc Ảnh: Xuân Thảo.

Dự kiến vào cuối tháng 6/2017 hoặc trong tháng 7/2017, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ tổ chức 2 khóa tuyên truyền, đào tạo về việc thực hiện cấp phép trên hệ thống hải quan một cửa quốc gia.

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Hà Thị Tuyết Nga, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cho rằng, hiệu lực áp dụng Phụ lục CITES sửa đổi của Ban Thư ký CITES từ ngày 2/1/2017 trên toàn thế giới sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp của nước ta, nhất là đối với các mẫu vật (gỗ) đã nhập trước ngày 2/1/2017 đang tồn trong kho bãi tại Việt Nam hoặc đang trên đường vận chuyển, vì vậy cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục xử lý theo từng trường hợp cụ thể đối với mẫu vật (gỗ) tiền Công ước (được doanh nghiệp ký hợp đồng trước ngày 2/1/2017 theo Thông báo số 2016/064 ngày 6/12/2016 của Ban thư ký CITES về hiệu lực áp dụng Phụ lục CITES sửa đổi) theo các hướng sau: Đối với các mẫu vật (gỗ) của loài thuộc Phụ lục CITES xuất khẩu trước ngày 2/1/2017 đến Việt Nam sẽ được coi là mẫu vật tiền công ước, và sẽ chỉ được cấp giấy phép CITES nhập khẩu khi tổ chức, cá nhân chứng minh nguồn gốc hợp pháp (vận tải đơn hoặc tờ khai hải quan được cơ quan hải quan nước xuất xứ thông quan trước ngày 2/1/2017). Đối với trường hợp xuất khẩu/nhập khẩu sau ngày 2/1/2017 thì phải có giấy phép CITES do nước xuất khẩu cấp theo quy định của công ước. Mọi trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu tái xuất khẩu gỗ thuộc Phụ lục II CITES từ nước ngoài đến Việt Nam mà không có giấy phép CITES là vi phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Về số lượng gỗ đang bị tồn đọng do vướng mắc của Phụ lục II CITES, ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, theo thống kê sơ bộ (chưa đầy đủ) từ cơ quan Hải quan những vận đơn mà các doanh nghiệp kê khai trước ngày 2/1/2017 thì có khoảng hơn 4.000 m3 gỗ thuộc nhóm bổ sung trong Phụ lục II CITES. Trong thời gian từ ngày 2/1/2017-10/4/2017, thì có khoảng gần 8.000 m3 gỗ. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ ngày 2/1/2017-10/4/2017, nhiều lô hàng đã cập cảng và hiện đang phải lưu container tại cảng để chờ hướng xử lý. “Vì vậy theo ý kiến của chúng tôi là có hướng xử lý hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Một trong những điều kiện để xử lý được đó là doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gỗ là hợp pháp, điều kiện thứ hai có thể xét đến là thời gian ký hợp đồng có trước ngày 2/1/2017 không?”, ông Hải đề xuất. Trong thời gian này, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cần thận trọng trong việc ký kết các hợp đồng ngoại thương mua bán gỗ với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các đối tác khu vực châu Phi. Chỉ ký hợp đồng mua bán khi bên bán đồng ý cung cấp giấy phép CITES xuất khẩu và thanh toán tiền hàng khi có giấy phép nhập khẩu của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam. Đặc biệt, việc cấp giấy phép CITES nhập khẩu có thể kéo dài trong vòng tối đa 35 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp. Đồng thời, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành xác minh số lượng gỗ tiền công ước trên toàn quốc để có số liệu tổng quát về tình trạng gỗ, từ đó có phương án xử lý thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh gỗ hợp pháp. Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, đối với các lô hàng mẫu vật (gỗ) được ký trước ngày 2/1/2017, nếu chứng minh được nguồn gốc gỗ hợp pháp Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ nhanh chóng giải quyết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các lô hàng được kí trong khoảng thời gian từ ngày 2/1/2017 – 10/4/2017, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp nhanh chóng làm báo cáo và đề xuất hướng giải quyết để trình Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo trong ngày mai (6/6/2017).

Xuân Thảo

Xu hướng tín dụng các ngân hàng đang thay đổi: Tăng bán buôn hay mở rộng bán lẻ?
Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu, các ngân hàng đang tìm mọi cách thay đổi để phát triển quy mô cho vay của mình. Nhiều nhà băng chọn tập trung đẩy mạnh bán buôn trong khi một số lại muốn phát triển những mảng không phải thế mạnh của mình.