Tái cơ cấu Sacombank liệu có vượt qua được 'bức tường lửa'?
Tái cơ cấu Sacombank liệu có vượt qua được 'bức tường lửa'? (Ảnh minh hoạ) |
Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán của hai năm 2015 và 2016. Trong đó, những phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về phương án tái cơ cấu và ý kiến kiểm toán là những điểm được nhiều sự quan tâm.
Theo đề án tái cơ cấu, nhiều cơ chế hạch toán kế toán đặc biệt được áp dụng so với hạch toán kế toán thông thường theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS). Điều này đã được phản ánh chi tiết trong báo cáo tài chính của Ngân hàng. Cụ thể, tổng giá trị “tài sản được tái cơ cấu” của Sacombank là khoảng 86 nghìn tỷ đồng, đây thật sự là một son số rất lớn. Hiện ngân hàng cũng không đưa ra thông tin cụ thể về giá trị tài sản bảo đảm (TSBĐ) và giải pháp xử lý chủ yếu là phân bổ thoái lãi dự thu và dự phòng trong dài hạn,…
Đề án tái cơ cấu Sacombank: Hơn 21 nghìn tỷ đồng lãi dự thu phân bổ trong 10 năm |
Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) trong trường hợp khả quan nhất là khoảng 50% trong tổng số “tài sản được tái cơ cấu” có tài sản đảm bảo tốt, vẫn sẽ mất đến 5 - 10 năm để xử lý toàn bộ số tài sản này. Trong khi thời gian thực hiện còn lại của đề án được NHNN phê duyệt là 8 năm đến năm 2025.
Theo đó, nếu ước tính giá trị thị trường của TSBĐ là khoảng 50% giá trị “tài sản được tái cơ cấu” trong trường hợp tốt nhất, ngân hàng vẫn có thể lỗ khoảng 43 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch tái cơ cấu hiện tại, Sacombank được phép phân bổ dần số lỗ này trong tối đa 10 năm. Có nghĩa là ngân hàng sẽ phải trích lập ít nhất 4,3 nghìn tỷ đồng mỗi năm trong thời gian tái cơ cấu.
Cùng với đó, chi phí hoạt động bình quân của Sacombank trong 2 năm qua sau sáp nhập là 5.413 tỷ đồng/năm. Do đó, để duy trì lợi nhuận danh nghĩa trong 10 năm tới thì tổng thu nhập hoạt động tối thiểu Ngân hàng cần đạt được là 10.000 tỷ đồng/năm.
Trong khi ở giai đoạn trước sáp nhập (2011 – 2014), thu nhập lãi thuần bình quân của STB là 6.382 tỷ đồng/năm và tổng thu nhập hoạt động chỉ ở mức 7.364 tỷ đồng. Như vậy, mục tiêu lợi nhuận trên sẽ là thách thức lớn đối với Sacombank.
Trong hai năm 2015 – 2016, tổng giá trị “tài sản được tái cơ cấu” giảm nhẹ khoảng 1.689 tỷ đồng từ 87,66 nghìn tỷ đồng trong năm 2015 còn 85,97 nghìn tỷ đồng trong năm 2016. Cũng trong hai năm này STB cũng đã trích lập 2,95 nghìn tỷ đồng dự phòng. Những con số này cho thấy trong giai đoạn vừa qua, ngân hàng chưa xử lý được nhiều.
Tuy vậy, khó có thể khẳng định liệu con số này đã phản ánh hết nỗ lực của Sacombank hay chưa vì đây là thời gian ngân hàng phải chờ đợi phê duyệt chính thức từ NHNN đối với Đề án tái cơ cấu. Có lẽ, khi đề án đã được phê duyệt, tiến độ xử lý nợ xấu có thể sẽ được cải thiện.
Sacombank đang sở hữu vốn tại TCTD, doanh nghiệp nào?
Hàng loạt khoản đầu tư tại Eximbank, LienVietPostBank hay BCCI, NJC đang nằm trong lộ trình thoái vốn của Sacombank theo Đề án tái cơ ... |
Sau kiểm toán lợi nhuận của Sacombank giảm 76% chỉ còn gần 89 tỷ đồng
Sau khi thực hiện điều chỉnh, lợi nhuận sau thuế của năm 2015 cũng ghi nhận giảm 498 tỷ đồng, chỉ còn ở mức 647,9 ... |
Đề án tái cơ cấu Sacombank: Hơn 21 nghìn tỷ đồng lãi dự thu phân bổ trong 10 năm
Khoanh lãi dự thu và phân bổ dần, chưa trích lập dự phòng một số khoản nợ có vấn đề, thay đổi lộ trình trích ... |
Sacombank bất ngờ hủy cuộc họp ĐHCĐ thường niên vào ngày 26/5
Lý do công tác chuẩn bị nhân sự HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2021 và một số tài liệu Đại hội ... |