|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sức ép nào lên tỷ giá trong năm 2017

15:59 | 10/05/2017
Chia sẻ
Nhập siêu gia tăng, biến động nguồn cung ngoại tệ, thay đổi chính sách lãi suất của Fed và biến động chỉ số (USD) Dollar Index là những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá VNĐ/USD.
nhap sieu gia tang la suc ep lon nhat len ty gia trong nam 2017
Nhập siêu gia tăng là sức ép lớn nhất lên tỷ giá trong năm 2017

Uỷ ban Giám sát Tài Chính Quốc Gia vừa công bố báo cáo tình hình hình kinh tế bốn tháng đầu năm 2017. Báo cáo cho thấy trong thời gian vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã có những động thái tích cực nhằm tránh những cú sốc về chính sách tỷ giá đối với thị trường.

nhap sieu gia tang la suc ep lon nhat len ty gia trong nam 2017 Giữ giá VNĐ, bóp nghẹt hàng hoá trong nước?

Việc giữ giá VNĐ so với USD trong khi nhiều đồng tiền khác giảm giá đang tạo nên sức ép lên việc xuất khẩu hàng ...

Tính đến 20/4, tỷ giá ngân hàng thương mại (NHTM) biến động quanh mức 22.740 VNĐ/USD, giảm 0,12 % so với đầu năm. Đồng thời, tỷ giá thị trường tự do giảm 1,52% so với đầu năm và hiện bám khá sát với tỷ giá của các NHTM. Trong khi đó, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 0,77%.

Trong báo cáo, UBGSTCQG cũng cho rằng tỷ giá chịu áp lực lớn nhất từ phía cầu ngoại tệ do sức ép nhập siêu gia tăng. Cán cân thương mại được dự báo có thể thâm hụt ở mức tương đương 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn cung ngoại tệ và yếu tố quốc tế tiếp tục hỗ trợ làm giảm áp lực lên tỷ giá.

Đó là các nguồn cung ngoại tệ từ nguồn vốn FII (mua bán sát nhập) và FDI tăng mạnh. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 3 tháng đầu năm đạt 7.710 triệu USD, tăng 78% so với cùng kì 2016. Chỉ số Bloomberg Dollar Index nhiều phiên giảm liên tiếp, giảm áp lực đáng kể lên tỷ giá VND/USĐ.

Ngoài ra, vệc Fed tăng lãi suất trong ngắn hạn cũng chưa gây áp lực đối với tỷ giá do hiện nay chênh lệch giữa lãi suất VNĐ và USD vẫn nghiêng về việc nắm giữ VNĐ (hiện đang ở mức 5,2%). Tuy nhiên, xét về dài hạn, với lộ trình tăng lãi suất thêm nhiều lần của Fed trong các năm tiếp theo với mục tiêu nâng lên mức 3% vào cuối năm 2019, tỷ giá có thể sẽ chịu áp lực lớn hơn.

Đặc biệt là xu hướng mất giá mạnh của đồng Nhân dân tệ sẽ tác động lớn đến kinh tế Việt Nam do thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đang có xu hướng tăng, từ mức 23,7 tỷ USD trong năm 2013 lên mức 28 tỷ USD trong năm 2016. Nếu so với GDP, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 14%, cao hơn nhiều mức 2% thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

nhap sieu gia tang la suc ep lon nhat len ty gia trong nam 2017 Lỗ tỷ giá 647 tỷ đồng, ACV lãi quý I hơn 772 tỷ đồng

ACV có 14.604 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản vay này đều vay bằng đồng Yên Nhật bằng nguồn ...

nhap sieu gia tang la suc ep lon nhat len ty gia trong nam 2017 Tuần thứ ba NHNN bơm ròng tiền vào hệ thống ngân hàng

Tuần qua, ngân hàng nhà nước tiếp tục bơm ròng tuần thứ ba liên tiếp. Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng trở ...

nhap sieu gia tang la suc ep lon nhat len ty gia trong nam 2017 Ngân hàng dự báo tỷ giá khó giảm sâu

Mặc dù giá đồng bạc xanh những ngày qua đã giảm và giao dịch ngoại tệ trầm lắng, song theo dự báo của các ngân ...

nhap sieu gia tang la suc ep lon nhat len ty gia trong nam 2017 BVSC: Tỷ giá năm 2017 tiềm ẩn nhiều rủi ro

Với những biến động khó lường về giá cả của các đồng tiền chủ chốt trên thị trường thế giới và tình trạng nhập siêu ...

Diệp Bình

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.