So găng với VPBank, lợi nhuận 'nhân đôi' qua các năm của Techcombank không xuất phát từ hoạt động cốt lõi
Soi khối tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng của Vietcombank | |
Techcombank bổ nhiệm Giám đốc tài chính tập đoàn |
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017.
Lợi nhuận 'nhân đôi' qua các năm của Techcombank không xuất phát từ hoạt động cốt lõi |
Sức “đột phá” của lợi nhuận không xuất phát từ hoạt động cốt lõi
Lũy kế cả năm 2017, lợi nhuận trước thuế của Techcombank gấp đôi năm trước, đạt 8.036 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.446 tỷ đồng.
Mức tăng trưởng đột biến của Techcombank không có sự đóng góp từ tăng trưởng của hoạt động tín dụng (vốn được coi là hoạt động cốt lõi của các ngân hàng), mà nhờ vào các hoạt động khác: dịch vụ, đầu tư, kinh doanh chứng khoán; góp vốn mua cổ phần và từ thu hồi lại được số nợ đã xóa sổ từ những năm trước.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần chỉ tăng 10% so với năm 2016, đạt trên 8.900 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 3.800 tỷ đồng, con số gần gấp đôi năm 2016.
Bên cạnh đó, việc thu hồi lại được hơn 712 tỷ đồng số nợ đã xóa sổ trong năm trước mang lại nguồn lợi nhuận không thường xuyên cho Techcombank. Nhờ đó, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác tăng tới 93%, đạt 1.714 tỷ đồng vào cuối năm 2017.
Lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh, chứng khoán đầu tư, góp vốn, mua cổ phần cũng đều chứng kiến mức tăng trưởng mạnh. Hoạt động kinh doanh chứng khoán mang về 394 tỷ đồng lãi thuần, tăng trưởng 218%. Hoạt động đầu tư chứng khoán mang về 856 tỷ đồng lãi thuần, tăng trưởng 78%. Và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tăng từ con số 0 năm 2016 lên tới 356 tỷ đồng vào năm 2017.
Lãi thuần từ các hoạt động tăng trưởng mạnh trong khi chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro không có sự thay đổi đáng kể đã góp phần đưa lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Techcombank lên tới con số 8.036 tỷ đồng và 6.446 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2016.
Mô hình tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank và VPBank
Với khối tài sản xấp xỉ Techcombank, mức lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB) cũng tăng trưởng ấn tượng qua các năm. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt 8.100 tỷ đồng, con số ngang ngửa với Techcombank.
Con số lợi nhuận 8.100 tỷ đồng và 8.036 tỷ đồng của VPBank và Techcombank đều sắp đuổi kịp mức lợi nhuận 8.800 tỷ đồng của một trong các Big 4 ngân hàng - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dù tài sản chỉ bằng 1/3.
Hai ngân hàng Techcombank và VPBank với cùng quy mô tài sản với mức tăng trưởng lợi nhuận “khủng” qua các năm đều kể một câu chuyện “kiến chọi voi” khi lợi nhuận thu về không hề kém cạnh “Big 4 ngân hàng”.
Tăng trưởng lợi nhuận qua các năm của Techcombank và VPBank. (Tổng hợp: Tuệ An). |
Tuy nhiên, khi xét sự tăng trưởng giữa VPBank và Techcombank, có thể nhận thấy sự tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank trong 3 năm qua nhờ không ít vào mức tăng trưởng của hoạt động dịch vụ và việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ. Hoạt động tín dụng (hoạt động được coi là cốt lõi của các ngân hàng) chưa ghi nhận sự thay đổi đáng chú ý.
Trong khi đó, ở VPBank, sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng mạnh mẽ qua các năm bởi VPBank sở hữu "gà đẻ trứng" FE Credit chuyên về tín dụng tiêu dùng.
VPBank báo lãi sau thuế trên 6.400 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,89% | |
FE Credit đã phát triển 'thần tốc' như thế nào trong 3 năm qua? |
Xét về quy mô tài sản, tính đến ngày 31/12/2017, tổng tài sản của Techcombank đạt hơn 269.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2016. Dư nợ tín dụng trong năm đạt gần 159.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Huy động tiền gửi từ khách hàng trong năm 2017 đạt gần 171.000 tỷ đồng, gần bằng mức huy động hơn 173.000 tỷ đồng vào năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank hiện ở mức 1,6%, tăng so với con số 1,57% của năm 2016.
Tổng tài sản của Techcombank và VPBank tính đến cuối năm 2017. (Đvt: tỷ đồng). |