|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sẽ giãn lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

11:34 | 24/08/2017
Chia sẻ
Theo Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, việc áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 40% dự kiến được giãn lộ trình trong 2 năm thay vì giảm ngay đầu năm 2018 như trước.
se gian lo trinh ap dung ty le von ngan han cho vay trung dai han
Sẽ giãn lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa công bố bản dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (đã được sửa đổi lần 1 với Thông tư 06/2016/TT-NHNN.

Dự thảo được xây dựng dựa trên định hướng phù hợp hơn với tình hình thực tế hoạt động và khả năng tuân thủ của các TCTD. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD theo hướng điều chỉnh giãn lộ trình thực hiện tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn một cách phù hợp, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ về tăng trưởng kinh tế cũng như việc thực hiện các chương trình, dự án lớn trong từng thời kỳ.

Giãn lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Cụ thể, lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ được điều chỉnh giãn thời gian áp dụng. Theo dự thảo thông tư sửa đổi, tỷ lệ này sẽ ở mức 45% vào năm 2018 và xuống 40% vào năm 2019 đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chứ không giảm ngay xuống 40% như quy định cũ.

Việc điều chỉnh này được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của NHNN và số liệu kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2017, cũng như định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm và tình hình thực tế cho vay trung, dài hạn của TCTD.

Cùng với đó, dự thảo cũng chỉ rõ guồn vốn để tính tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn không bao gồm nguồn tiền gửi, tiền vay từ các TCTD, chi nhánh NHNNg khác tại Việt Nam nhằm phản ánh chính xác cơ cấu nguồn vốn, đồng thời hạn chế việc các TCTD, chi nhánh NHNNg thông đồng cho vay, gửi tiền lẫn nhau nhằm tăng nguồn vốn ảo.

Đặc biệt, nhằm thực hiện theo đề xuất của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về việc cho phép các ngân hàng tham gia chương trình được loại trừ dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao trong việc đáp ứng tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn theo quy định của NHNN, dự thảo lần này cũng chỉ rõ: “Các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia các chương trình, dự án theo chỉ đạo của Chính phủ, việc xác định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với những chương trình, dự án này thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

Hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD

Dự thảo cũng tách biệt Hội đồng xét cấp tín dụng và Hội đồng xét duyệt tín dụng quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhằm đảm bảo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che giấu chất lượng tín dụng. Trong đó chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng.

Đồng thời, hoạt động kinh doanh bất động sản cũng được bổ sung vào danh sách các lĩnh vực mà TCTD cần có chính sách nội bộ nhằm kiểm soát hoạt động cấp tín dụng và quản lý rủi ro phát sinh cùng với hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

Các khoản cấp tín dụng được bảo đảm bằng tài sản của người có liên quan của những đối tượng có liên quan của doanh nghiệp có thể dẫn đến xung đột lợi ích, cho vay lòng vòng hoặc cho vay đối với công ty sân sau của các đối tượng này. Do vậy, phải được thông qua và báo cáo Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN khi có phát sinh.

Thay đổi hệ số rủi ro của một số tài sản

Dự thảo Thông tư quy định hệ số rủi ro (HSRR) đối với khoản phải đòi TCTD, chi nhánh NHNNg ở mức 50% nhằm dần tiếp cận với quy định tại Thông tư 41, tạo điều kiện cho TCTD, chi nhánh NHNNg chuẩn bị cho việc tuân thủ quy định tại Thông tư 41.

Đồng thời bổ sung quy định tài sản có là trái phiếu do Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC) phát hành có hệ số rủi ro 20%; hệ số chuyển đổi đối với các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa tương tự như hệ số chuyển đổi đối với hợp đồng phái sinh ngoại tệ; điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản phải đòi của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành hoặc được bảo lãnh là 0%; các khoản phải đòi ngân hàng chính sách, Chính phủ, NHNN có hệ số rủi ro 0%

Các tài sản là các khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành không bị trừ khỏi Vốn cấp 2 thì xác định hệ số rủi ro như khoản phải đòi của tổ. Quy định này phù hợp với nguyên tắc khoản mục đã trừ khỏi Vốn tự có thì không phải tính vào tài sản có rủi ro.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung một số quy định, thuật ngữ để tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm an toàn hoạt động và thúc đẩy và hỗ trợ quá trình tái cơ cấu các TCTD Việt Nam.

se gian lo trinh ap dung ty le von ngan han cho vay trung dai han Kiến nghị giữ tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Hiệp Hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có kiến nghị giữ nguyên tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ...

se gian lo trinh ap dung ty le von ngan han cho vay trung dai han NHNN: Việc niêm yết cổ phiếu ngân hàng không bắt buộc về mặt pháp lý

NHNN có phản hồi những ý kiến đóng góp và đề xuất của hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam về niêm yết cổ ...

se gian lo trinh ap dung ty le von ngan han cho vay trung dai han Để có thêm cơ sở ổn định lãi suất

Một trong những yếu tố gây áp lực lớn lên lãi suất kể từ cuối năm 2016 đến những tháng đầu năm nay chính là ...

Diệp Bình

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.