|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

SCIC khởi động lại việc thoái vốn tại một loạt doanh nghiệp lớn

16:43 | 20/02/2018
Chia sẻ
SCIC sẽ chào bán hơn 24 triệu cổ phiếu BMP, tương đương 29,51%, vào ngày 9.3 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
scic khoi dong lai viec thoai von tai mot loat doanh nghiep lon SCIC chào bán cạnh tranh 29,51% cổ phần Nhựa Bình Minh
scic khoi dong lai viec thoai von tai mot loat doanh nghiep lon Thị trường chứng khoán sẽ có thêm nhiều 'hàng nóng' trong năm 2018

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước (SCIC) cho biết sẽ tổ chức đấu giá cổ phần trong Công ty Cổ phần (CTCP) Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) vào đầu tháng 3, để khởi động lại chương trình bán vốn của chính phủ.

scic khoi dong lai viec thoai von tai mot loat doanh nghiep lon
Nguồn ảnh: Nikkei

SCIC sẽ chào bán hơn 24 triệu cổ phiếu BMP, tương đương 29,51%, vào ngày 9.3 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Theo giá thị trường, số tiền SCIC có thể thu được lên đến 2,16 nghìn tỷ đồng (95 triệu USD).

Đợt bán vốn này sẽ đánh dấu việc khởi động lại việc bán vốn của chính phủ tại 10 cổ phiếu blue-chip của Việt Nam, trong đó có Vinamilk và FPT, công ty công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam. Tất cả các cuộc đấu giá ban đầu dự kiến ​​sẽ được tổ chức vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, chỉ duy nhất thương vụ Vinamilk được thực hiện. Thương vụ thoái vốn của 9 doanh nghiệp nhà nước còn lại như Nhựa Bình Minh đã bị trì hoãn và dự kiến ​​sẽ được hoàn thành trong quý I.2018.

Trong năm 2017, mọi sự chú ý hầu như đều đổ dồn vào thương vụ thoái vốn tại CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco; HoSE: SAB). Vào tháng 12, Bộ Công thương đã bán 53,59% cổ phần Sabeco cho Thai Beverage với giá 4,8 tỷ USD.

Được thành lập năm 1977, Nhựa Bình Minh đã củng cố vị thế công ty hàng đầu Việt Nam trong sản xuất và kinh doanh ống nhựa và phụ kiện. Vào tháng 9.2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho BMP nới room sở hữu của nhà đầu tư ngoại lên 100%. Tính đến tháng 11.2017, các cổ đông nước ngoài lớn nhất của BMP bao gồm Nawa Plastic của Thái Lan với 20,4% cổ phần, và Franklin Templeton Investments, quỹ đầu tư của Mỹ, với 10,78%.

Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị BMP cho biết rằng Nawa Plastic đã thể hiện sự quan tâm đến việc gia tăng cổ phần trong công ty. Nawa Plastic, công ty thuộc sở hữu của Thai Plastic and Chemicals - TPC và là công ty con của Siam Cement Group. TPC cũng đang sở hữu 70% công ty nhựa khác của Việt Nam là Công ty nhựa và hóa chất TPC VINA, công ty này hiện đang muốn đầu tư vào những công ty có mạng lưới phân phối tốt tại Việt Nam.

Tháng 11 năm ngoái, SCIC tổ chức roadshows cho việc chào bán cổ phần tại 4 công ty bao gồm: CTCP Nhựa Bình Minh, CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HoSE: NTP), CTCP FPT (HoSE: FPT) và CTCP Xuất Nhập khẩu Domesco (HoSE: DMC).

Nhưng do thị trường chứng khoán Việt Nam biến động, giới phân tích lo ngại rằng kế hoạch bán vốn này có thể gặp khó khăn sau một vài thương vụ thoái vốn đáng thất vọng trong vài tháng qua. Đầu tháng 2 vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chỉ bán được 21% lượng cổ phần được chào bán, trong khi Tổng Công ty Phát điện 3 chỉ bán được 2,8% lượng cổ phần chào bán, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Việt Nam hiện muốn bán cổ phần nhà nước tại các công ty trên nhằm tăng vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2018, Việt Nam sẽ chi 17,6 tỷ USD cho đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng 12% so với năm 2017. Chính phủ có kế hoạch tư nhân hóa 64 doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn khỏi 181 công ty trong năm 2018, và cùng với đó là 25 thương vụ bị trì hoãn từ năm 2017.

Như Mai (nguồn Nikkei)