Sai phạm tại nhiều dự án BT, BOT giao thông chủ yếu ở thủ tục đấu thầu
Phó Thủ tướng: Đàm phán để giảm phí tại các trạm BOT | |
Tháo gỡ 'nút thắt' BOT | |
Bộ trưởng Bộ GTVT làm rõ các vấn đề về BOT |
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138) và Ban chỉ đạo đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia (Gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389) do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 29/1, tại Hà Nội.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển nhận định, buôn lậu trên biển vẫn diễn biến phức tạp, gần đây còn xuất hiện những thủ đoạn mới. (Ảnh: Nguyên Nhung). |
Báo cáo của Ban Chỉ đạo 138 cho biết, năm 2017, phạm pháp hình sự xảy ra gần 53.000 vụ. Hoạt động của các loại tội phạm diễn biến phức tạp, tinh vi, nhất là tham ô, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của nhà nước, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Sai phạm, tiêu cực, dấu hiệu “lợi ích nhóm” tại nhiều dự án BT, BOT giao thông tiếp tục được xác minh làm rõ, chủ yếu là vi phạm trong thủ tục đấu thầu.
Trong năm 2017, Ban Chỉ đạo 138 và các ngành chức năng cũng đã kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên, góp phần kéo giảm trên 3% số vụ phạm pháp hình sự. Tỷ lệ điều tra, khám phá án hình sự đạt trên 80%. Đặc biệt đã khởi tố, điều tra, đưa ra xét xử một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.
Theo nhận định của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn tiếp tục xảy ra ở các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thành phố Hà Nội, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Về tuyến biển, cửa khẩu cảng biển, cảng sông quốc tế vẫn bị lợi dụng để buôn lậu các mặt hàng chủ yếu là xăng dầu, gỗ, khoáng sản, động thực vật hoang dã; thiết bị điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh cảnh sát biển nhận định, tình hình buôn lậu trên biển vẫn diễn biến phức tạp, gần đây còn xuất hiện những thủ đoạn mới.
Đáng lưu ý là gần đây các đối tượng dùng tàu mang quốc tịch nước ngoài, thuê thủy thủ là người Việt Nam vận chuyển dầu đến bán cho ngư dân ta ở ngay trên các vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, vùng biển giáp ranh với các nước ở phía Nam. Tình trạng một số ngư dân cải đổi tàu cá, thậm chí giả dạng tàu cá lắp thêm các téc trong hầm tàu thành nơi chứa dầu. Khi làm thủ tục xuất bến thì đăng ký ra biển đánh cá, sau đó ra ngoài biển mua dầu để bán", Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh.