Quy định mới về cho vay tín dụng đầu tư
Nghị định về tín dụng đầu tư của chính phủ đã được ban hành vào ngày 31/3 thể hiện quy định các khoản cho vay đầu tư dự án của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cấp. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/5/2017.
Ngân hàng phát triển Việt Nam (Nguồn: VDB) |
Đối tượng và lãi suất áp dụng trong cho vay tín dụng đầu tư
Cụ thể, đối tượng được phép vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước là các khách hàng có dự án đầu tư thuộc danh mục các dự án được ban hành kèm theo Nghị định. Nếu dự án đã được hưởng tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính nhà nước khác thì không được vay vốn tín dụng đầu tư theo nghị định này.
Lãi suất cho vay được xác định bằng tổng của bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu VDB được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 5 năm trong một năm trước thời điểm công bố lãi suất và tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của VDB.
Thống kê của VDB, từ đầu năm 2017, lãi suất trúng thầu của các gói thầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm trong các phiên gần đây nhất dao động trong khoảng từ 5,02% - 5,45%. Cụ thể ngày 18/1 là 5,25%, ngày 25/1 là 5,02% và ngày 7/2 là 5,45%. Nếu lãi suất này được áp dụng để cho vay tín dụng đầu tư thì đây là mức lãi suất rất tốt đối với các khách hàng.
Khách hàng phải đáp ứng điều kiện gì để vay vốn tín dụng đầu tư
Để được vay tín dụng đầu tư của nhà nước, trước hết khách hàng phải có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm VDB xem xét cho vay, giải ngân.
Dự án đầu tư xin vay vốn phải được VDB thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay. Đồng thời, khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư dự án, mức cụ thể do VDB xem xét.
Khách hàng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật, mua bảo hiểm tài sản cho tài sản bảo đảm tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Ngoài ra, khách hàng vay vốn phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật.
Theo nghị định trên thì mức cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước tối đa 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án. Đồng thời tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một cá nhân không vượt quá 15% vốn tự có và đối với nhóm khách hàng và người có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của VDB.
Thời hạn cho vay các khoản tín dụng đầu tư không vượt quá 12 năm, riêng các dự án thuộc nhóm A có thời hạn tối đa 15 năm.Trong trường hợp dự án phải gia hạn nợ thì thời gian gia hạn không vượt quá 1/3 thời hạn vay tối đa theo quy định.
Tín dụng tăng trưởng 4,06% trong quý I
Tính đến hết 30/3, tín dụng quý I tăng trưởng đối với nền kinh tế tăng 4,06% so với đầu năm. NHNN chủ trương giữ ... |
Tín dụng được kỳ vọng tăng 17,23% trong năm 2017
Theo điều tra từ Vụ thống kê NHNN, các TCTD kỳ vọng tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 5,81% trong quý II và 17,23% trong ... |
Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống có thể lên đến 8,86%
Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu tính cả khoản nợ xấu do VAMC quản lý, nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn thì tỷ lệ ... |
Tín dụng vào bất động sản tăng
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản tăng 5,3% so với cuối năm ... |