|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Quảng Ninh mời NĐT ngoại đầu tư vào đặc khu tương lai Vân Đồn bị ‘delay’ đến 5 năm

16:40 | 18/05/2018
Chia sẻ
Thời điểm năm 2013, dù rất quyết tâm nhưng Quảng Ninh vẫn chưa đủ cơ sở để mời gọi các NĐT ngoại "đổ tiền" vào đặc khu tương lai Vân Đồn, nhưng đến nay tỉnh đã rất tự tin sẽ xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn thành công nhờ dự luật đã rõ ràng.
viec quang ninh moi ndt ngoai vao dac khu kinh te van don bi delay den 5 nam ‘Giá đất Vân Phong tăng từ 200.000 lên hơn 27 triệu đồng/m2, gấp 135 lần chỉ trong 2 năm’
viec quang ninh moi ndt ngoai vao dac khu kinh te van don bi delay den 5 nam 'Không thể ưu đãi cho đặc khu kinh tế nhiều rồi dùng tiền ngân sách đầu tư vào hạ tầng'
viec quang ninh moi ndt ngoai vao dac khu kinh te van don bi delay den 5 nam Sau nhiều tháng tăng phi mã, cơn sốt đất nền đang có xu hướng chững lại ở hầu hết tỉnh thành

Quảng Ninh mời NĐT ngoại từ 2013 nhưng không thành

Tại Hội thảo “Đặc khu – Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công” diễn ra sáng nay, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ tháng 10/2012, Quảng Ninh đã báo cáo với các cơ quan Trung Ương và được cho phép chuẩn bị tài liệu, thủ tục cho việc xây dựng đặc khu kinh tế (ĐKKT). Đến đầu năm 2013, tỉnh bắt đầu mời gọi các nhà đầu tư (NĐT) lớn vì biết rằng họ chính là yếu tố quyết định đến thành bại của việc xây dựng đặc khu.

viec quang ninh moi ndt ngoai vao dac khu kinh te van don bi delay den 5 nam
Năm 2013, Quảng Ninh chưa đủ cơ sở để mời gọi NĐT ngoại "đổ tiền" vào, nhưng đến nay tỉnh đã rất tự tin sẽ xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn thành công. (Ảnh: Hiếu Quân)

“Sau khi NĐT hàng đầu Mỹ đến khảo sát tại Vân Đồn, họ đặt 4 câu hỏi: (1) là chủ trương, định hướng, quy hoạch quốc gia ở Việt Nam sẽ xây dựng bao nhiêu ĐKKT và ở những đâu? (2) phát triển đặc khu cần có cơ chế, chính sách đặc thù, bao giờ thì Việt Nam có luật này? (3) Có nhiều nguồn tin tức khác nhau, tỉnh có đủ khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến việc NĐT đầu tư vào đặc khu hay không? (4) NĐT đánh giá cao Vân Đồn (về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý…) nhưng điều kiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối của tỉnh còn kém. Tỉnh nói sẽ có sân bay thì cần cam kết bao giờ có?...”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nói.

Thời điểm năm 2013, dù rất quyết tâm nhưng Quảng Ninh vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định và trả lời NĐT. 4 câu hỏi của NĐT Mỹ cũng chính là những trăn trở của lãnh đạo và toàn tỉnh trong suốt thời gian chuẩn bị xây dựng ĐKKT từ đó đến nay.

Trả lời cho câu hỏi “Nguyên nhân nào khiến Quảng Ninh tự tin là sẽ xây dựng ĐKKT Vân Đồn thành công?”, ông Thành nhấn mạnh rằng tỉnh có đủ các yếu tố để đảm bảo cho việc này.

“Quy hoạch quốc gia đã rất rõ ràng, luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt đã có sự chuẩn bị công phu, trong luật đã xác định xây dựng bộ máy chính quyền; Quảng Ninh cũng đã xác định về quy hoạch, hạ tầng giao thông quốc tế (năm nay sân bay Vân Đồn sẽ có chuyến bay thương mại đầu tiên; cao tốc Hà Nội – Vân Đồn cũng sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2018, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai nơi xuống chỉ còn 2 tiếng đồng hồ)… Không những thế người dân rất mong chờ (99,6% cử tri Vân Đồn đồng tình chuyện thành lập đặc khu), HĐND tỉnh, huyện cũng đều đồng thuận”, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh liệt kê.

Không nên ưu đãi quá nhiều

Cũng tại Hội thảo, GS. TS. Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp nêu quan điểm, luật ĐKKT có nhiều ưu đãi nhưng không thể quên mất việc xây dựng thể chế được. Làm ăn có lãi là một chuyện nhưng đồng thời cũng phải chú trọng việc xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, nếu phát sinh vướng mắc cần giải quyết thì phải nhận được niềm tin cao. Các tỉnh cần cân bằng giữa thể chế vượt trội và ưu đãi đặc thù của mỗi đặc khu.

“Chúng ta mở cửa để thu hút đầu tư nhưng nếu xây dựng chính sách đăc thù quá thì lại tự bó hẹp mình. Việt Nam có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật, khiến luật bị phân mảnh, tạo dư địa mâu thuẫn chồng chéo, gây khó khăn cho người thực thi. Trong xu thế toàn cầu hóa, thể chế và pháp luật nói riêng của đặc khu phải tiếp cận với văn minh của nhân loại; phải cố gắng để luật đi thẳng vào cuộc sống, hạn chế bớt chỉ thị, thông tư, nếu có vướng mắc thì HĐND phải trực tiếp giải thích... Cốt lõi của việc xây dựng thể chế đặc khu chỉ nằm ở hai chữ “free” (tự do) và “open” (mở)”, GS. Hoàng Thế Liên góp ý.

Ngoài ra, GS còn đặt ra một vấn đề khác là dự luật có tốt mấy đi chăng nữa nhưng người thực thi không đủ năng lực thì cũng không thể thành công. Việc tuyển chọn cán bộ có năng lực đảo bảo cũng là một thách thức bởi cán bộ mà yếu thì ý tưởng có tốt đẹp đến đâu cũng không đi vào cuộc sống được.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương cũng cho rằng vấn đề cốt lõi trong xây dựng ĐKKT là “dám chơi” và “biết chơi”.

“Nay đã quyết tâm xây dựng đặc khu tức là ta đã dám chơi, dù muộn, đầy rủi ro và thách thức… Vì tham gia cuộc chơi muộn nên ta phải dám đánh cuộc, thế giới đã thay đổi thì Việt Nam phải cải cách, mở cửa”, TS. Võ Trí Thành nói.

Còn “biết chơi’ thể hiện ở việc ta có tự do dịch chuyển các loại nguồn lực hay không? Hiện Việt Nam tham gia rất nhiều Hiệp định chất lượng cao như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… nhưng liệu ta có tận dụng được các Hiệp định để dịch chuyển nguồn lực hay không? Nhất là về vấn đề lao động, Việt Nam chưa đủ nguồn lao động có kỹ năng, trình độ cao…

Biểu hiện thứ hai của “biết chơi” là ở thể chế bộ máy: phải kiên quyết, giải trình, nhanh gọn, hợp thông lệ quốc tế, xử lý tranh chấp... Ở đây TS. Thành cũng nhấn mạnh là phải tốt nhất Việt Nam, như vậy mới đủ sức lan tỏa.

Ngoài ra, sự “biết chơi” còn thể hiện thông qua các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của ĐKKT với NĐT, không nên ưu đãi quá nhiều...

Hiếu Quân

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.