Phương Trang thế chấp bao nhiêu bất động sản tại Ngân hàng Đại Tín?
Bà Hứa Thị Phấn bị cáo buộc rút hơn 12.000 tỷ đồng của Trustbank như thế nào? | |
Hứa Thị Phấn đã đẩy hơn 5.000 tỷ đồng nợ khống cho Công ty Phương Trang như thế nào? |
Vì sao Phương Trang lại nhận tiền vay tại phòng làm việc riêng của bà Phấn?
Chiều 14/5, phiên xét xử vụ “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank - sau đổi thành ngân hàng VNCB và nay là ngân hàng CB) tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo liên quan tới hành vi hạch toán thu - chi khống, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín hơn 5.256 tỷ đồng.
Phiên tòa xét xử Hứa Thị Phấn (ảnh: Minh Anh) |
Tại phiên tòa, ông Phan Trung Hiếu, đại diện Công ty Phương Trang cho biết Công ty hoàn toàn đồng ý với nội dung kết luận điều tra của cơ quan tố tụng về các số liệu, nhận định đối với vụ án.
Lời khai của bị cáo Hứa Thị Phấn về việc ông Nguyễn Hữu Luận, ông Phạm Đăng Quan (hai lãnh đạo của Phương Trang) và Công ty Phương Trang vẫn còn nợ bà hơn 748 tỷ đồng và 400.000 USD, đại diện Công ty Phương Trang khẳng định không hề có vay mượn tiền cá nhân trong thời gian dài với bà Hứa Thị Phấn.
Vị đại diện này xác định quan hệ vay mượn này không có thật và bà Phấn không có giấy tờ, tài liệu chứng minh Phương Trang vay mượn hàng nghìn tỷ đồng.
Theo ông Hiếu, 748 tỷ đồng nằm trong số tiền hơn 3.937 tỷ đồng mà Công ty Phương Trang thực nhận đã được Ngân hàng Đại Tín giải ngân. Tổng số tiền vay này Công ty nhận ở chỗ làm việc của bà Phấn tại lầu 6, Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Lam Giang số 167-173 Trần Hưng Đạo.
Đại diện Công ty Phương Trang giải thích rằng nhận tiền tại chỗ làm việc bà Phấn vì đây cũng là địa chỉ Ngân hàng Đại Tín và công ty nhận tiền theo chỉ thị của Ngân hàng. Khi nhận tiền, một số lần Công ty Phương Trang nhận được thông báo từ bà Phấn, còn lại là từ nhân viên Ngân hàng. Tuy nhiên ông Hiếu không nhớ tên cụ thể.
Về mục đích vay vốn, ông Hiếu khẳng định Công ty Phương Trang giao dịch trên sự tin tưởng vào bà Hứa Thị Phấn và Ngân hàng Đại Tín.
"Chúng tôi có nhu cầu vay vốn thực sự, để đầu tư phát triển kinh doanh, mong muốn được vay và được nhận đầy đủ số tiền vay”, ông Hiếu cho biết.
(ảnh: Minh Anh) |
Triệu tập hai cá nhân là nhân viên Công ty Phương Trang đã ký chứng từ thu khi không có ủy quyền
HĐXX cho biết, ông Hiếu khẳng định công ty Phương Trang không ủy quyền cho ông Đỗ Quốc Huy - cựu nhân viên của Phương Trang và ông Phạm Đăng Quang - từng lái xe của Phương Trang ký các giấy tờ về chứng từ thu chi. Vậy sao hai cá nhân này lại ký?, HĐXX chất vấn.
Về nội dung này, ông Hiếu thừa nhận không biết nhưng quá trình điều tra thì cơ quan điều tra có mời hai cá nhân này lấy lời khai. Theo đó, họ cho biết khi họ qua Ngân hàng Đại Tín liên hệ thì một số các nhân viên ở Đại Tín yêu cầu họ ký các hồ sơ. Nhận thức của họ là chỉ hoàn thành hồ sơ trước đó nên ký.
Trước câu trả lời này, HĐXX đã yêu cầu thư ký phiên tòa triệu tập hai cá nhân này có mặt tại tòa vào sáng mai (ngày 15/5).
Phương Trang đang thế chấp bao nhiêu bất động sản tại Ngân hàng Đại Tín?
Ngoài ra, tại phiên tòa vị đại diện Công ty Phương Trang khẳng định ngoài bất động sản Bình Điền, Phương Trang đang thế chấp 49 hạng mục bất động sản tại Ngân hàng Đại Tín và trong đó có 35 hạng mục mà Công ty chưa nhận được đồng nào từ ngân hàng.
Trước lời khai này, HĐXX cho biết: "Theo cáo trạng xác định chỉ có 44 bất động sản, sao ông nói là 49 được?"
Ông Hiếu cho rằng có thể do cách cộng và phân loại khác nhau. Vị đại diện này hứa sau buổi xét hỏi sẽ gửi đến bản kê tất cả tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng Đại Tín.
Theo cáo trạng, CSĐT Bộ Công An đã kê biên 44 bất động sản tại TP HCM (21 bất động sản), Đà Nẵng (21 bất động sản) và tỉnh Long An (2 bất động sản), là tài sản bảo đảm cho 47 khoản vay và một khoản phát hành trái phiếu của Công ty Phương Trang. |