|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hứa Thị Phấn đã đẩy hơn 5.000 tỷ đồng nợ khống cho Công ty Phương Trang như thế nào?

17:29 | 13/04/2018
Chia sẻ
Trong tổng số tiền Ngân hàng Đại Tín giải ngân cho vay là 16.451 tỷ đồng, Công ty Phương Trang xác định chỉ nhận hơn 3.936 tỷ đồng...
ky 4 hua thi phan da day hon 5000 ty dong no khong cho cong ty phuong trang nhu the nao Kê biên tài sản khủng của bà Hứa Thị Phấn
ky 4 hua thi phan da day hon 5000 ty dong no khong cho cong ty phuong trang nhu the nao Tranh chấp quanh chiếc Maybach và căn penthouse giữa bà Hứa Thị Phấn và sếp Phương Trang
ky 4 hua thi phan da day hon 5000 ty dong no khong cho cong ty phuong trang nhu the nao
Ảnh TL minh họa

Theo kết luận của cơ quan điều tra, trong tổng số dư nợ còn lại đến thời điểm hiện nay là 9.402 tỷ đồng thì nhóm Công ty Phương Trang chỉ thực nhận 3.936 tỷ đồng, số tiền còn lại là 5.256 tỷ đồng đã bị Hứa Thị Phấn chỉ đạo và câu kết với một số cán bộ chủ chốt của Ngân hàng Đại Tín – nay là Ngân hàng Xây dựng – chiếm đoạt và sử dụng trái phép, sau đó dùng các thủ thuật nghiệp vụ kế toán ngụy tạo hồ sơ để ghi thành nợ khống cho Công ty Phương Trang.

Xác định của cơ quan điều tra

Theo cáo trạng của VNKSND Tối cao đã làm rõ, trong tổng số tiền ngân hàng Đại Tín giải ngân cho vay là 16.451 tỷ đồng, công ty Phương Trang chỉ nhận hơn 3.936 tỷ đồng.

Xác định cơ quan điều tra cho thấy, trên cơ sở kết quả đối chiếu dư nợ giữa Ngân hàng Đại Tín với Công ty Phương Trang tại các Biên bản ngày 18 và 19/12/2014; kết quả làm việc với bị can Phấn, kết hợp đối chiếu với Công ty Phương Trang, xác định: Từ ngày 26/5/2010 đến ngày 12/2/2012, Công ty Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác với Công ty Phương Trang, có lý hồ sơ vay 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu, với tổng số tiền vay trên hồ sơ là 16.451 tỷ đồng. Tuy nhiên Công ty Phương Trang chỉ thực nhận hơn 3.936 tỷ đồng.

Cụ thể, đối với khoản dư nợ 2.000 tỷ đồng, do Công ty Tường Vỹ phát hành trái phiếu, bán cho Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn theo hợp đồng mua bán trái phiếu số 01 ngày 27/9/2010. Theo hồ sơ, Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân tiền mặt 2.000 tỷ đồng, nhưng thực tế Công ty Tường Vỹ không được nhận số tiền này.

Liên quan đến 46 khoản vay của 13 công ty và 13 cá nhân với số tiền là 7.434 tỷ đồng còn dư nợ tại Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang, theo hồ sơ, từ ngày 28/10/2010 đến ngày 11/2/2012, Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân bằng tiền mặt 7.434 tỷ đồng, nhưng Công ty Phương Trang xác định chỉ thực nhận hơn 523 tỷ đồng.

Liên quan đến 29 khoản vay của 12 công ty và 9 cá nhân với số tiền là 6.137 tỷ đồng còn dư nợ tại Ngân hàng Đại Tín. Theo hồ sơ, từ ngày 30/6/2010 đến ngày 26/5/2011, Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân bằng tiền mặt 6.137 tỷ đồng, nhưng Công ty Phương Trang xác định chỉ thực nhận hơn 2.913 tỷ đồng.

Liên quan đến 7 khoản vay của 3 công ty (gồm CTCP Đầu tư Sài Gòn Phú Gia, CTCP Địa ốc Kỷ Nguyên và Công ty SGD Bất động sản Phương Trang) và 4 cá nhân gồm Phạm Đăng Quan, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Thị Như Mai và Nguyễn Thị Tuyết Hạnh), số tiền là 880 tỷ đồng còn dư nợ tại Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn, theo hồ sơ, từ ngày 31/5/2010 đến ngày 29/6/2010, Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân bằng tiền mặt 880 tỷ đồng nhưng Công ty Phương Trang chỉ thực nhận hơn 500 tỷ đồng.

Như vậy trong tổng số tiền Ngân hàng Đại Tín giải ngân cho vay là 16.451 tỷ đồng, Công ty Phương Trang xác định chỉ nhận hơn 3.936 tỷ đồng.

Thu khống, chi khống, hạch toán khống để che đậy hành vi phạm pháp

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, bị can Hứa Thị Phấn sở hữu 84,92% cổ phần Ngân hàng Đại Tín đã lợi dụng ảnh hưởng của mình tại ngân hàng, thông qua bị can Bùi Thị Kim Loan, kế toán Công ty Phú Mỹ chỉ đạo một số cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang, Phòng Kế toán và Phòng Ngân quỹ thu – chi khống không dùng tiền mặt, thực hiện hạch toán khống trên hệ thống Smartbank (lập chứng từ thu khống để tạo nguồn gồm thu tất toán khoản vay, thu lãi các khoản vay của nhóm Phú Mỹ, các khoản vay của Công ty Phương Trang mà nhóm Phú Mỹ sử dụng, nộp tiền vào tài khoản của các công ty và cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ, sau đó lập chứng từ chi khống tiền giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang để cấn trừ); giải ngân các khoản vay của các công ty và cá nhân thuộc Công ty Phương Trang; không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho Phương Trang; sau đó mới lấy chữ ký khách hàng để hoàn thiện thủ tục đẩy nợ khống cho Công ty Phương Trang.

Cáo trạng cũng đã chỉ rõ những cách thức vi phạm của bị can Hứa Thị Phấn và đồng phạm như: Thông thường trong ngày có việc thu – chi khống để cấn trừ, vào thời gian đầu mỗi ngày, bị can Vũ Thị Như Thảo, Phó Giám đốc phụ trách kế toán - nguồn vốn thông báo cho Phòng Kế toán Ngân hàng Đại Tín hôm nay có khoản giải ngân của Công ty Phương Trang và trực tiếp hoặc chỉ đạo kiểm soát kế toán là Lâm Kim Thu hoặc Huỳnh Thị Băng Tâm, phân công kế toán giao dịch gồm Văn Bùi Hồng Thi, Lê Thị Tuyết Oanh, Đỗ Thị Hồng Nhung, Trần Thị Hoàng Nga và Nguyễn Thị Ngọc Tuyết… tính và liệt kê các khoản gốc và lãi các khoản vay của Công ty Phương Trang và nhóm Phú Mỹ đến hạn.

Sau đó, theo chỉ đạo của bị can Phấn, bị can Loan gọi điện hoặc làm việc trực tiếp với kế toán giao dịch yêu cầu lập các chứng từ thu khống gồm phiếu thu và giấy nộp tiền, nộp khống tiền để tất toán gốc và lãi các khoản vay đến hạn của các công ty và cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ, nộp khống tiền vào tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm của các cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn; nộp khống tiền để tất toán gốc và lãi các khoản vay của các công ty và cá nhân thuộc nhóm Phương Trang.

Sau khi kế toán giao dịch lập chứng từ thu khống theo yêu cầu của Loan như trên, kế toán giao dịch chủ động hạch toán trên hệ thống Smartbank, in chứng từ thu và ký với vai trò giao dịch viên lập phiếu, sau đó giao dịch viên chuyển chứng từ cho kiểm soát kế toán kiểm tra và ký kiểm soát trên chứng từ. Sau khi kiểm soát kế toán ký kiểm soát, kiểm soát kế toán trực tiếp chuyển chứng từ cho bộ phận ngân quỹ, hướng dẫn bộ phận này việc thu chi khống, lập bảng kê thu khống tiền mặt vào quỹ và hạch toán khống việc thu tiền mặt trên hệ thống Smartbank để tạo nguồn.

Cuối ngày, tương tự chu trình thu khống như trên, bộ phận kế toán và bộ phận ngân quỹ của chi nhánh lập khống chứng từ chi giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang và hạch toán chi khống trên hệ thống Smartbank để cấn trừ với các chứng từ thu khống trên, đảm bảo số liệu trên sổ sách và tồn quỹ thực tế không bị chênh lệch.

Tuy nhiên, sau khi cấn trừ các chứng từ thu chi khống, nếu có chênh lệch, Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Lam Giang của Ngân hàng Đại Tín sẽ xử lý như sau: Nếu các khoản thu vào nhiều hơn các khoản chi ra (thông thường chênh lệch không lớn và ít xảy ra), Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Lam Giang sẽ thống nhất với Loan bỏ bớt chứng từ thu, hoặc rút tiền mặt từ tài khoản của công ty hoặc cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

Ngược lại, nếu các khoản thu vào ít hơn các khoản chi ra, khi đó tại Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Lam Giang mới phát sinh việc giải ngân bằng tiền mặt thực tế nếu chênh lệch này ít, tồn quỹ tiền mặt của chi nhánh đủ để chi trả thì chi trả tiền mặt từ nguồn quỹ. Nếu chênh lệch này lớn, tồn quỹ tiền mặt của chi nhánh không đủ để chi trả, thì việc giải ngân bằng tiền mặt có nguồn chính từ việc Ban giám đốc ký séc rút tiền mặt từ tài khoản của ngân hàng tại NHNN TP.HCM.

Việc rút tiền mặt từ NHNN chủ yếu được cho giao Ngô Thị Ngân, thủ quỹ chính của ngân hàng (cháu dâu của bị can Phấn); sau khi rút được tiền mặt từ NHNN, Ngân không đem tiền về nộp cho kho quỹ của chi nhánh theo lệnh điều chuyển vốn mà đem tiền đến phòng làm việc của bị can Phấn (không phải trụ sở của Ngân hàng Đại Tín), tại tầng 6 tòa nhà Lam Giang, 167-173 Trần Hưng Đạo, Q.1 để giao cho khách hàng. Tổng số tiền rút từ NHNN tại các ngày có việc thu chi cấn trừ là hơn 4.799 tỷ đồng, trong đó bị can Ngân rút hơn 4.554 tỷ đồng.

Toàn bộ quá trình nhân viên Ngân hàng Đại Tín lập chứng từ thu chi khống và hạch toán khống trên hệ thống Smartbank, phần lớn khách hàng không đến ngân hàng tại thời điểm lập và hạch toán để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên chứng từ chi giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang, chủ yếu giải ngân bằng tiền mặt đã có sẵn chữ ký của khách hàng trên ủy nhiệm chi, phiếu chuyển khoản và séc rút tiền mặt hoặc giấy lĩnh tiền mặt (theo cách: ngân hàng giải ngân tiền vay vào tài khoản vay, sau đó khách hàng vay chuyển khoản bằng phiếu chuyển khoản hoặc ủy nhiệm chi để chuyển tiền vay vào tài khoản của công ty nhận góp vốn, rồi công ty nhận góp vốn ký séc rút tiền mặt hoặc giấy lĩnh tiền mặt từ ngân hàng); nên chỉ có chứng từ thu (phiếu thu và giấy nộp tiền), bảng kê thu của nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn và Công ty Phương Trang không có chữ ký của khách hàng khi hạch toán.

Việc lấy chữ ký của khách hàng được giao dịch viên (đối với phiếu thu và giấy nộp tiền) và thủ quỹ (đối với bảng kê thu và bảng kê chi) hoàn thiện vào cuối ngày hoặc sau đó một hoặc nhiều ngày, theo cách: Đối với các chứng từ thu của nhóm Phú Mỹ gồm phiếu thu, giấy nộp tiền và bảng kê thu, ngân hàng thông báo cho bị can Loan, để Loan thông báo cho các cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ có liên quan đến ngân hàng ký hoặc Loan đến nhận chứng từ chủ động đi lấy chữ ký của các cá nhân liên quan, rồi trả chứng từ lại cho ngân hàng.

Đối với chứng từ thu của Công ty Phương Trang gồm phiếu thu, giấy nộp tiền và bảng kê thu, ngân hàng đưa cho Trần Đăng Quang (nhân viên Công ty Phương Trang) và Đỗ Quốc Huy (lái xe Công ty Phương Trang) ký thay khách hàng, khi một trong hai người này đến ngân hàng thực hiện giao dịch, trong khi 2 người này không được Công ty Phương Trang hay bất cứ công ty và cá nhân nào thuộc Công ty Phương Trang ủy quyền hay chỉ đạo đi ký chứng từ.

Qua những kết quả điều tra cho thấy, với phương thức, thủ đoạn như trên, trong thời gian từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, bị can Phấn thông qua bị can Loan đã chỉ đạo một số lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã lập chứng từ thu khống cho nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn hơn 5.256 tỷ đồng, rồi hạch toán khống trên hệ thống Smartbank (gồm thu tất toán khống gốc và lãi các khoản vay của nhóm Phú Mỹ của bị can Phấn; thu tất toán khống gốc và lãi các khoản vay của Công ty Phương Trang mà nhóm Phú Mỹ sử dụng; nộp tiền khống vào tài khoản của các công ty và cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ).

Sau đó lợi dụng Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ rút tiền mặt; chi khống tiền giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang (không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho Công ty Phương Trang), cấn trừ với các chứng từ thu khống hơn 5.256 tỷ đồng trên, để không làm chênh lệnh tồn quỹ tiền mặt thực tế so với số liệu tiền mặt trên sổ sách hạch toán, che giấu hành vi phạm tội, lấy tiền đó sử dụng cá nhân và đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang.

Thạch Miên

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.