|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

[Phần 2] 'So găng' khả năng ngoại giao của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên

19:30 | 13/03/2018
Chia sẻ
Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến cả thế giới ngạc nhiên khi đồng ý gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, mở ra viễn cảnh về cuộc gặp lịch sử giữa hai quốc gia vốn luôn đe dọa tấn công lẫn nhau.
phan 2 so gang kha nang ngoai giao cua hai nha lanh dao my va trieu tien [Phần 1] Ý nghĩa thời điểm cuộc gặp lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên
phan 2 so gang kha nang ngoai giao cua hai nha lanh dao my va trieu tien Thỏa thuận về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều là 'dấu mốc lịch sử'

Khó có thể dự đoán trước kết quả cuộc gặp. Tuy nhiên, tờ Nikkei Asian Review đưa ra 5 nhận định ban đầu về cuộc gặp lịch sử này. Trong phần 2, chúng tôi giới thiệu nhận định của các chuyên gia về kết quả cuộc gặp sắp tới và cuộc so kè của hai nhà lãnh đạo trên mặt trận ngoại giao.

phan 2 so gang kha nang ngoai giao cua hai nha lanh dao my va trieu tien
Liệu cuộc gặp sẽ là cuộc so kè kỹ năng ngoại giao của ông Trump và ông Kim? Nguồn: CNN/NBC-2.

Các chuyên gia dự báo gì về kết quả cuộc gặp?

Ông Paik Hak-soon, học giả cao cấp tại Viện nghiên cứu Sejong, cho rằng các vòng đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên phải đi qua con đường dài và trắc trở. Nhà nghiên cứu về Triều Tiên hơn 20 năm qua cho biết việc phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa và bom hydro giúp Triều Tin tự tin có thể đàm phán ngang hàng với Mỹ.

phan 2 so gang kha nang ngoai giao cua hai nha lanh dao my va trieu tien
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên. Nguồn: KCNA/European Pressphoto Agency.

Ông Robert Dujarric, giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á Đương đại (ICAS) tại Đại học Temple, khá bi quan về kết quả của cuộc gặp sắp tới. “Có thể kết quả sẽ không đáng kể. Ông Trump không có kinh nghiệm ngoại ngao và cũng không phải là nhà đàm phán giỏi, dựa trên sự nghiệp kinh doanh của ông ấy. Rủi ro nằm ở chỗ ông Trump, tự cho rằng mình là một nhà đàm phán giỏi, sẽ đồng ý những vấn đề gây bất lợi cho các bên liên quan như Hàn Quốc và Nhật Bản”, ông Dujarric cảnh báo.

Một số chuyên gia cho biết, thậm chí cuộc gặp sẽ không diễn ra nếu quá trình tiền đàm phán không suôn sẻ. “Triều Tiên phải cho Mỹ thấy các bước phi hạt nhân hóa vững chắc trong vòng 1 – 2 tháng để cuộc gặp có thể diễn ra. Cùng lúc đó, Triều Tiên cũng phải thuyết phục người dân về những lợi ích mà họ sẽ nhận được nếu nước này giải trừ vũ khí để thoát khỏi lệnh trừng phạt”, ông Lee Jong-wong, giáo sư tại Trường nghiên cứu Sau đại học về châu Á – Thái Bình Dương (GSAPS) tại Đại học Waseda, nhận định.

Ông Kim Jong Un là nhà ngoại giao có năng lực thế nào?

Khả năng ngoại giao của ông Kim Jong Un vẫn là điều bí ẩn với thế giới, bởi lẽ đơn giản ông chưa từng gặp lãnh đạo các nước kể từ khi lên lãnh đạo Triều Tiên. Thậm chí ông còn chưa rời khỏi đất nước, ít nhất là từ khi lên nắm quyền. Tuy nhiên, cuộc gặp và ăn tối kéo dài 4 giờ với phái đoàn Hàn Quốc ngày 5/3 vừa qua đã hé mở phần nào phong cách ngoại giao của nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết ông Kim thẳng thắn và quyết đoán trong cuộc gặp diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng và đã thảo luận toàn bộ chương trình nghị sự mà Tổng thống Moon Jae-in đề xuất trong cuộc gặp với bà Kim Yo Jong, em gái ông Kim Jong Un, tại Seoul hồi tháng trước.

phan 2 so gang kha nang ngoai giao cua hai nha lanh dao my va trieu tien
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại Hội nghị Công nghiệp Quốc phòng lần thứ 8 của Triều Tiên. Nguồn: KCNA/AFP.

Người tiền nhiệm và cũng là thân phụ ông Kim Jong Un, cố lãnh đạo Kim Jong Il, được xem là một nhà đàm phán cứng rắn và thận trọng. Vào năm 2002 và 2004, thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là ông Junichiro Koizumi đã đến thăm Bình Nhưỡng để gặp ông Kim Jong Il.

Các cuộc gặp này đã giúp Nhật Bản giải cứu được một số con tin bị Triều Tiên bắt giữ trước đó. Đổi lại, Triều Tiên nhận được 250 tấn lương thực viện trợ và sản phẩm y tế trị giá 10 triệu USD.

Trong khi đó, nước Mỹ cũng không được trang bị đầy đủ các công cụ ngoại giao. Quan chức chủ chốt của Mỹ về vấn đề Triều Tiên, đặc phái viên Joseph Yun, thông báo về hưu từ cuối tháng 2 và đến nay vẫn chưa có người thay thế ông. Sau hơn một năm cầm quyền, chính phủ Tổng thống Donald Trump vẫn chưa chỉ định đại sứ nước này tại Hàn Quốc. Thượng viện Mỹ thậm chí còn chưa xác nhận nhà ngoại giao chính phụ trách khu vực Đông Á.

Trường Giang

Toàn cảnh kết quả kinh doanh quý I: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
SSI Research cho biết kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết duy trì tăng trưởng trong quý I/2024, tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm lại. Song đơn vị phân tích này nhìn nhận kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp có thể đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định hơn.