|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nhiều DNNN hạch toán sai sót, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị NSNN tăng thu hơn 9.400 tỷ đồng

14:32 | 21/05/2018
Chia sẻ
Hầu hết doanh nghiệp này còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (NSNN) nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kiến nghị tăng thu NSNN 9.400 tỷ đồng và 0,42 triệu USD.
nhieu doanh nghiep nha nuoc hach toan sai sot kiem toan nha nuoc kien nghi nsnn tang thu hon 9400 ty dong Tổng giám đốc DN nhà nước chỉ định 5 gói thầu cho con trai
nhieu doanh nghiep nha nuoc hach toan sai sot kiem toan nha nuoc kien nghi nsnn tang thu hon 9400 ty dong Sếp doanh nghiệp lãnh hơn 1,8 tỉ đồng/năm!

Kiến nghị tăng thu 9.400 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp hạch toán sai sót

Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã có Báo cáo về các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước 2016 của 201 doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) và công ty năm 2017.

Cụ thể, có 24/27 công ty nhà nước kinh doanh có lãi như Sabeco, Habeco, Veam, TCT Cảng hàng không Việt Nam, Saigontourist, Vinaconex, VNR, TCT Công nghiệp Sài Gòn… bảo toàn và phát triển được vốn, đóng góp vào kết quả tăng trưởng kinh tế của đất nước.

nhieu doanh nghiep nha nuoc hach toan sai sot kiem toan nha nuoc kien nghi nsnn tang thu hon 9400 ty dong
Nhiều doanh nghiệp nhà nước hạch toán không đúng quy định. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp này còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (NSNN) nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kiến nghị tăng thu NSNN 9.400 tỷ đồng và 0,42 triệu USD.

Kiểm toán xác định tổng tài sản, nguồn vốn tăng 1.293 tỷ đồng, tổng doanh thu, thu nhập tăng gần 905 tỷ đồng, tổng chi phí tăng 1.126 tỷ đồng.

Vinaconex có hơn 540 tỷ nợ khó đòi, trích lập dự phòng không đúng quy định

Nhiều TĐ, TCT quản lý nợ chưa chặt chẽ, nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn như Vinaconex hơn 541 tỷ đồng, TCT Máy động lực và Máy nông nghiệp VN - CTCP (Veam) hơn 1.121 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) 754 tỷ đồng (chiếm 69%).

Các đơn vị gồm Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist khoảng 107 tỷ đồng (chiếm 30%), TCT Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) 1 là 105 tỷ đồng; Sabeco 60 tỷ đồng; TCT Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam (IDICO) 90 tỷ đồng, Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VNR) 49,5 tỷ đồng; TCT Xây dựng số 1 (CC1) là 45 tỷ đồng...

Một số đơn vị còn chưa ban hành quy chế quản lý tiền; kiểm kê, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khấu hao tài sản cố định không đúng luật như Vinaconex, Vinachem, Công ty CP Pin ắc quy miền Nam, Công ty CP Hoá chất Việt Trì...

ACV trích khấu hao TSCĐ thừa gần 290 tỷ đồng

Các đơn vị khấu hao tài sản cố định (TCSĐ) không đúng như VEC - Công ty mẹ trích thừa 166 tỷ đồng và thiếu 563 tỷ đồng, TCT Cảng Hàng không Việt Nam (Mã: ACV) trích thừa hơn 288 tỷ đồng, Công ty CP Xi măng FICO Tây Ninh trích thiếu 39,99 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định như Vinacafe trích thừa 24 tỷ đồng, HUD thừa gần 30 tỷ đồng, Vinachem thừa hơn 9 tỷ đồng... Các đơn vị thành viên của Vinacafe cũng không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho như Chi nhánh Vinacafe - Công ty Cà phê Đắk Đoa, Chi nhánh Vinacafe - Công ty Cà phê 706, Chi nhánh Vinacafe - Công ty Cà phê IaSao 1, Chi nhánh Vinacafe - Công ty Cà phê IaSao 2, Công ty TNHH MTV Cà phê EaSim, Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Tiêu, Công ty TNHH MTV Cà phê 734.

Đến ngày 31/12/2016, một số TĐ, TCT, công ty vẫn chưa thoái vốn hoặc chưa hoàn thành thoái vốn theo kế hoạch được phê duyệt , trong đó các khoản đầu tư chưa thoái vốn được chủ yếu là những doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ .

Xử lý hơn 2.000 tỷ đồng tại Vinacomin

Về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, chủ đầu tư chưa huy động đủ vốn theo cơ cấu vốn trong phương án tài chính được duyệt, phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, phê duyệt dự án khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, một số dự án lập thương mại đầu tư không sát thực tế dẫn đến trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn ; không thực hiện đúng cam kết với Thủ tướng Chính phủ về tiến độ khi xin chỉ định thầu.

Ngoài ra, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin – TKV) áp dụng lựa chọn nhà thầu không đúng quy định và ký kết hợp đồng vượt giá gói thầu, ký giá trị hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) không đúng quy định , khi chưa có bảo lãnh của Chính phủ, còn để xảy ra nợ đọng xây dựng, chậm quyết toán dự án hoàn thành .

KTNN đã kiến nghị thu hồi 70 tỷ đồng; giảm thanh, quyết toán 100 tỷ đồng; xử lý khác 2.049 tỷ đồng, 259,39 triệu USD và 0,51 triệu eur. Một số dự án có hiệu quả đầu tư thấp do trữ lượng không đạt như khảo sát, giá sản phẩm tiêu thụ lập không sát diễn biến thị trường, một số giá sản phẩm giảm mạnh, dẫn đến một số dự án thua lỗ lớn khi đưa vào khai thác, tiềm ẩn nguy cơ mất toàn bộ vốn đầu tư.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhật Huyền

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.